Ngày xưa “trăm sự nhờ cô”, ngày nay “trăm sự đổ vạ cô”

(Sóng trẻ) - Trước kia, dù học sinh có ngỗ nghịch, quậy phá đến đâu cũng phải nể thầy cô bằng phép nhưng ngày nay, đối mặt với học sinh cá biệt, giáo viên cũng phải ngao ngán bất lực.

z4985829854107_1838ea69b2e76f90deddeca4d82e28bf.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Vừa qua, khi xem một đoạn video gần hai phút ghi lại một cô giáo Âm nhạc tại Tuyên Quang bị học sinh nhốt trong lớp, chửi bới, ném đồ vào người khiến tôi thực sự sốc. Thật khó tin rằng một học sinh trung học lại có thể làm ra hành động này. Tinh thần "tôn sư trọng đạo", "tiên học lễ, hậu học văn" vốn là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang bị phai nhạt hơn bất kỳ lúc nào.

Khoảng 10 năm trước đây thôi, khi đó nền giáo dục của chúng ta còn chưa được phát triển, nhưng không thể phủ nhận cái uy của nghề giáo lớn hơn bao giờ hết. Thời nào cũng có học sinh quậy phá, nhưng tôi chưa thấy trường hợp nào ngỗ nghịch đến mức đánh nhốt giáo viên như trường hợp trên. Có vô kỷ luật tới đâu cũng phải sợ giáo viên bằng phép. Thậm chí, có những trường hợp học sinh cá biệt như bạn tôi, nhờ cô giáo uốn nắn mà thay đổi tính nết, chuyên tâm học hành, năm nào ngày lễ cũng về cảm ơn cô rối rít.

Còn bây giờ, công nghệ thông tin phát triển, bất cứ chuyện gì cũng dễ dàng được lan truyền trên mạng xã hội. Mọi cử chỉ, lời nói của giáo viên đều được đặt ra bàn cân so sánh, bàn tán, soi mói, chỉ trích khiến họ có cảm giác e dè, lo sợ. Dù học trò đúng hay sai, trăm sự đều “đổ lên đầu cô” thì thử hỏi ai còn dám nghiêm khắc với học sinh.

Trong sự việc đáng buồn trên, tôi tự hỏi người giáo viên sẽ có suy nghĩ gì khi bị sỉ nhục ngay trong lớp học, lại là bục giảng thiêng liêng chốn học đường, lẽ ra là nơi họ phải được tôn trọng nhất. Nếu giáo viên đuổi học sinh hay đánh đòn em đó thì chắc chắn có nguy cơ bị xử phạt, thậm chí đuổi việc. Còn nếu cô hạ hạnh kiểm thì có khi phụ huynh chưa kịp hiểu rõ nguyên nhân đã làm to chuyện, mà nếu “nương tay” thì mọi người sẽ chỉ trích phạt không quyết liệt. Chẳng lẽ cứ giáo viên là phải chấp nhận bị học trò xúc phạm, chửi bới?

Trước hàng loạt vụ việc không hay trong môi trường giáo dục như bạo lực học đường hay giờ là học sinh đánh nhốt viên, tôi thấy nhiều người bàn về trách nhiệm của nhà trường, rồi nghiệp vụ của giáo viên. Nhưng xin thưa, để giáo dục một con người, nếu phó thác vai trò này cho một mình nhà trường thì không thể nào giải quyết được vấn đề.

Hồi trước đi học tôi nhớ, phụ huynh ủng hộ giáo viên rất nhiều, “con tôi hư cô cứ phạt thật nặng”, vì vậy, học trò sợ cô giáo bằng phép, có khi còn hơn cả bố mẹ. Còn bây giờ, giáo viên sợ đủ thứ, hở chút là sẽ bị đưa lên mạng mà không cần biết là lỗi do đâu. Gia đình cũng vì thế mà nhảy dựng lên đòi quyền nọ, quyền kia, biện đủ lý do về tâm lý của con bị ảnh hưởng. Ngược lại, liệu thầy cô không bất ổn về tâm lý? Hay mặc định rằng họ chẳng làm sao cả, trong khi họ cũng chỉ là con người.

Chính những suy nghĩ đó mà cha mẹ đã ngấm ngầm cho bọn trẻ cái quyền “coi trời bằng vung”, coi giáo viên như đầy tớ, coi luật pháp và quy định như trò đùa. “Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước”, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Nếu không kịp thời thay đổi, e rằng chính chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp hơn nhiều trong tương lai. Câu "trăm sự nhờ thầy cô" mỗi khi đưa con đến lớp, có lẽ sẽ phải đổi lại thành "trăm sự đổ vạ thầy cô" mới đúng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Cần nhiều hơn những không gian công cộng hòa nhập cho người khuyết tật

Cần nhiều hơn những không gian công cộng hòa nhập cho người khuyết tật

Tin nổi bật10 giờ trước

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, tọa đàm tham vấn sách "Thiết kế không gian công cộng hòa nhập" tổ chức chiều 13/11 thu hút các cá nhân quan tâm đến các yếu tố cộng đồng.

Hà Nội: “Dấn thân, phiêu lưu và suy tưởng” cùng Tour Giám tuyển

Hà Nội: “Dấn thân, phiêu lưu và suy tưởng” cùng Tour Giám tuyển

Tin nổi bật16 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 13/11, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, đông đảo khán giả tham gia sự kiện "Tour Giám Tuyển" – một hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ Hội Thiết Kế Sáng Tạo 2024.

Người sáng lập “Squid Game” đặt câu hỏi về khả năng thay đổi thế giới đang suy thoái

Người sáng lập “Squid Game” đặt câu hỏi về khả năng thay đổi thế giới đang suy thoái

Tin nổi bật16 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đạo diễn kiêm người dẫn chương trình Hwang Dong-hyuk cho biết mùa mới nhất của Squid Game thậm chí còn đi sâu hơn vào thực tế khắc nghiệt của thế giới.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN