“Nghệ thuật ứng xử của nhà báo” - Con đường ngắn nhất tới thành công

(Sóng trẻ) - Báo chí là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và đa dạng, sinh viên báo chí lại thường được chú trọng giảng dạy về chuyên ngành mà ít được chỉ dạy các quy tắc ứng xử trong quá trình làm việc. Điều đó đã để lại một khoảng trống lớn trong công tác giáo dục, đào tạo các nhà báo tương lai.

Từ những tình huống cụ thể

Để làm vơi bớt đi khoảng trống đó, cuốn sách “Nghệ thuật ứng xử của nhà báo con đường ngắn nhất tới thành công” ra đời với mong muốn cung cấp cho những sinh viên báo chí và những phóng viên, nhà báo các kiến thức bổ ích về kỹ năng ứng xử khi tác nghiệp.

bc793abdc_anh1.1.jpg
Cuốn sách “Nghệ thuật ứng xử của nhà báo con đường ngắn nhất tới thành công” (Ảnh Internet)

Là cán bộ giảng dạy ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm báo và công tác tại các tòa soạn, TS Nguyễn Quang Hòa đã trải qua nhiều tình huống khác nhau trong quá trình làm việc và cuốn sách này chính là những bài học quý giá mà ông rút ra từ những tình huống ấy. Nội dung của cuốn sách gồm ba chương, đầu tiên là một số khái niệm, tiếp đó là các nguyên tắc ứng xử và cuối cùng là các tình huống ứng xử cụ thể. Trong đó các nguyên tắc nổi bật nhất mà tác giả đưa ra đó là: Mình được việc nhưng người khác cũng vui, luôn nhận biết đúng tư cách của mình, phải biết tôn trọng người khác và biết tự trọng, phải biết chấp nhận.

Một điều hấp dẫn trong cuốn sách này là tác giả không chỉ làm rõ các khái niệm liên quan đến nghệ thuật ứng xử mà còn cung cấp cho bạn đọc hàng trăm kinh nghiệm quý báu trong ứng xử ở môi trường nội bộ tòa soạn, khi đi thực tế, tiếp xúc với các đối tượng xã hội. Các ví dụ, các câu chuyện thực tế được đưa ra một cách gần gũi, chân thực. 

bc793abdc_anh_1.2.jpg
Cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống là điều cần thiết với mỗi nhà báo (Ảnh Internet)

Thực tế cho thấy không phải ai cũng đủ khéo léo để giải quyết các tình huống xảy ra khi tác nghiệp hay trong giao tiếp với đồng nghiệp, với đối tượng phỏng vấn,… Cách xử lý tình huống, cách ứng xử với mọi người xung quanh là một kỹ năng cần thiết, đặc biệt là với mỗi nhà báo, phóng viên – những người thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, thậm chí là đối diện với nhiều tình huống nguy hiểm. Nếu như có được các kỹ năng giao tiếp ứng xử đúng mực thì các nhà báo không chỉ tạo được thiện cảm với đối tượng phỏng vấn mà còn có thể khai thác được nhiều thông tin hay, làm cho tác phẩm báo chí của mình thêm hấp dẫn.

Đến những lời khuyên quý báu

Nghệ thuật ứng xử, nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế đây lại là một kỹ năng mà không phải ai cũng có được và thực hiện tốt. Một nhà báo khi tác nghiệp sẽ phải làm gì khi bị từ chối phỏng vấn? Ngày đầu đến tòa soạn thì cần những gì? Hay những kỹ năng đơn giản hơn như cách trả lời điện thoại, cách xưng hô với đồng nghiệp trong cơ quan, bộ đồ thích hợp khi đến tòa soạn,… đều là những tình huống rất quen thuộc xảy ra hàng ngày nhưng đôi khi nhà báo vẫn lung túng khi giải quyết nó.

Những nhà báo dày dặn kinh nghiệm đôi khi cũng có thể cảm thấy bối rối, khó khăn khi xử lý các tình huống trong cuộc sống, trong quá trình tác nghiệp. Đối với mỗi sinh viên hay các phóng viên mới vào nghề việc xử lý các tình huống như vậy lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên tất cả câu trả lời, bí quyết ứng xử phù hợp được TS Nguyễn Quang Hòa truyền đạt lại trong cuốn sách có thể là một gợi ý hữu ích cho những sinh viên, phóng viên mới vào nghề như vậy.

Để đi tới thành công trên con đường ngắn nhất thì một trong những yếu tố mà các nhà báo cần có đó là nghệ thuật ứng xử bởi “Ứng xử khéo léo là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở cánh cửa hóc hiểm của lòng người… Sự khác biệt duy nhất giữa những ai thất bại và những ai thành công là ở thói quen hành xử của họ. Thói quen tốt là chìa khóa của mọi thành công. Thói quen xấu là cánh cửa không khóa dẫn đến thất bại” – Trích từ cuốn sách “Nghệ thuật ứng xử của nhà báo con đường ngắn nhất tới thành công”.


TS Nguyễn Quang Hòa là giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyên Trưởng ban Thư ký Tòa soạn Báo Hà Nội Mới, Nguyên Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Một số tác phẩm ông đã cho xuất bản là: Phóng viên và Tòa soạn – 2002, Nghề báo những bài học nhớ đời – 2004, Biên tập báo chí – 2015,… Cuốn sách “Nghệ thuật ứng xử của nhà báo con đường ngắn nhất tới thành công”  do TS Nguyễn Quang Hòa viết với kinh nghiệm làm báo và giảng dạy báo chí nhiều năm, được NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2017.

Nguyễn Thị Kỳ Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN