Nghị lực của cô gái câm điếc vượt khó học giỏi

(Sóng trẻ) - Cuộc sống cướp đi giọng nói và đôi tai khiến em không thể nói chuyện, lắng nghe ai đó. Nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua số phận, Trần Thị Hồi đã đạt được thành tích cao trong học tập và các hoạt động tình nguyện. 

Tôi gặp Hồi vào một buổi chiều tháng 5 tại KTX trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội – Nơi mà Hồi đang theo học. Lúc đó Hồi khá mệt sau buổi đi thực tế nhưng vẫn niềm nở tiếp đón tôi. 

Thời gian đầu tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về Hồi, tôi gặp khá nhiều khó khăn vì Hồi không thể giao tiếp như những người bình thường khác. Hồi từ nhỏ đã bị câm, điếc bẩm sinh nên việc giao tiếp và nhận biết những thông tin từ bên nài phải dùng đến một loại ngôn ngữ dành riêng cho những trẻ em câm điếc. Đó là ngôn ngữ kí hiệu. 
Tôi đã từng tiếp xúc và nói chuyện với những trẻ em như Hồi nên cũng hiểu được phần nào những gì em nói. Nhưng để hiểu rõ hơn về em thì tôi phải nhờ đến những phương tiện hỗ trợ là giấy và bút. Sự trợ giúp này cũng không đạt hiệu quả cao vì Hồi không thể nắm bắt hết những điều mà tôi hỏi. Chính vì vậy, sự trợ giúp cuối cùng trong cuộc nói chuyện của chúng tôi đó là nhờ sự hỗ trợ của một “ phiên dịch viên đặc biệt” – cô giáo chủ nhiệm của Hồi.

4a3449b09_anh_1.jpg

4a3449b09_anh_2.jpg
Trò chuyện qua những con chữ  (Ảnh: Kim Hoa)

4a3449b09_anh_3.jpg

4a3449b09_anh_4.jpg
Cô giáo chủ nhiệm của Hồi trở thành “phiên dịch viên đặc biệt” của cuộc nói chuyện (Ảnh: Kim Hoa)

Số phận không may mắn

Qua sự diễn tả bằng những ngón tay và lời phiên dịch của cô giáo thì tôi được biết: Hồi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở vùng Giao Thủy, Nam  Định. Hồi là con gái út trong nhà, trên em còn có 2 người anh trai. Năm Hồi được 7 tháng tuổi một điều không may mắn đã xảy đến với em. Trong một lần bố mẹ đưa Hồi đi khám bệnh thì phát hiện ra em bị câm điếc bẩm sinh.  Bố mẹ Hồi lúc đó rất buồn nhưng không biết phải làm sao. Năm em lên 4 -5 tuổi, nhìn các bạn trong huyện  đến trường hết chỉ còn một mình mình nên Hồi xin với bố mẹ cho đi học cùng anh trai. Thấy Hồi ham học nên bố mẹ đã quyết định tìm một môi trường phù hợp để em có thể theo đuổi con đường học tập của mình. Đó là trường khuyết tật Giao Thủy (Nam Định). Mới học chưa được bao lâu thì con đường học hành của em bị dang dở vì ở huyện, tỉnh không có trường dạy chương trình cấp 2 cho trẻ em câm điếc. Mẹ Hồi kể: “Lúc đó cũng không biết ở đâu có thầy cô dạy cấp 2 chỉ biết có một trường dạy trong miền Nam nhưng xa quá và không nắm bắt được thông tin gì. Trong tỉnh thì chỉ có dạy tiểu học thôi nên cô đành phải cho Hồi nghỉ học một thời gian”. Nhưng may mắn đã đến với Hồi khi em nhận được giấy báo dự thi vào lớp 6 - lớp học sinh đặc biệt của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội nằm trong dự án Nippon Foundation – Giáo dục cho người câm điếc Việt Nam của Nhật Bản. Em đã thi đỗ và lên Hà Nội học 1 năm sau đó. 

Niềm vui đến với em chưa trọn vẹn khi Hồi lên lớp 7, bố em qua đời vì bệnh ung thư phổi. Một tiếng “bố ơi!” em không thể gọi mà chỉ có thể diễn tả bằng kí hiệu. Nỗi đau mất đi người thân đối với những người bình thường đã một sự mất mát lớn. Vậy với em - Một cô gái mà bản thân không may mắn và giờ mất đi một người thân yêu nhất thì nó đã vượt quá sức chịu đựng rồi. Mỗi khi nhắc đến bố là những giọt nước mắt lại lăn dài trên khuôn mặt Hồi. Em tâm sự: “Bố mất đi, vậy là em chẳng còn cơ hội để gặp bố nữa. Em buồn và tủi thân lắm. Lúc bố mất em càng thương mẹ hơn vì giờ mẹ sẽ vất vả và khổ hơn rất nhiều khi không có bố đỡ đần”. 

Vượt lên số phận 

Hồi cho biết mình rất mặc cảm, tự ti vì ngày trước  đi học ngày nào bạn bè cũng trêu trọc vì không nói được, nhiều lúc Hồi đã quyết định bỏ học. Nhưng được bố mẹ và anh trai động viên, Hồi tiếp tục quyết định đến lớp và nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Thời gian lên Hà Nội học tập xa nhà, môi trường mới, bạn bè mới nhưng Hồi lại rất tự tin, quyết tâm học tập mà không hề sợ sệt gì cả Hồi chia sẻ: “Thời gian đầu khi học xong cấp I vì một số điều kiện hoàn cảnh gia đình, em không thể học lên tiếp cấp II mà phải nghỉ học đi làm. Bản thân em không muốn như vậy mà em muốn vượt qua. Đi học trên này thì không có bất cứ vất vả, trở ngại gì vì trước đó em đã lao động nặng nhiều rồi. So sánh với việc học và đi làm thì đi học rất vui. Lúc mới đi học, môi trường mới còn bỡ ngỡ nhưng được bạn bè giúp đỡ nên cảm thấy cũng bình thường. Em tự hứa với lòng mình rằng, dù có khó khăn thế nào cũng không được chán nản và bỏ học, phải quyết tâm học tập thật tốt”. 

Là một người luôn dõi theo, quan sát Hồi, Cô Nguyễn Thị Hằng - Tổ trưởng chuyên môn Tổ tự nhiên của lớp học sinh điếc và cũng là cô giáo chủ nhiệm của Hồi chia sẻ: “ Hồi là một học sinh đặc biệt. Khi đưa Hồi lên nhập học cả bố và mẹ em đều trình bày nguyện vọng là muốn cho Hồi tiếp tục đi học. Các bác nói rõ là gia đình khó khăn nhưng sẽ tìm mọi cách nuôi Hồi đi học ở trên Hà Nội. Lúc đầu tiên, Hồi có vẻ nhút nhát và mặc cảm chút xíu, chưa hòa đồng với bạn bè lắm nhưng sau này khi làm quen với môi trường sống ở đây em hòa nhập rất tốt, có trách nhiệm với tất cả công việc được giao, có trách nhiệm đối với bạn bè chứ không phải vì mỗi bản thân mình. Hồi rất tự giác, các công việc trên lớp Hồi đóng vai trò như một lớp phó đời sống quản các hoạt động liên quan đến hoạt động của lớp và giúp đỡ các bạn trong lớp học tập”.   

4a3449b09_anh_5.jpg
Cô giáo chủ nhiệm và lớp Hồi chụp ảnh kỉ niệm trong hôm bế giảng (Hồi ở nài cùng hàng thứ 2)
(Ảnh NVCC)

Trong những ngày học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội, không những học giỏi mà Hồi còn tham gia vào nhiều phong trào của trường lớp tổ chức và những hoạt động tình nguyện của câu lạc bộ Người điếc ở hà Nội để vừa giao lưu học hỏi kinh nghiệm và nâng cao sự hiểu biết cho bản thân. Bên cạnh đó, Hồi còn tranh thủ thời gian cuối tuần và những dịp nghỉ học để dạy từ và ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ em khiếm thính. 

0c0c159e2_anh_6.jpg

0c0c159e2_anh_7.jpg
Hồi tham gia các hoạt động của CLB người điếc Hà Nội (Ảnh NVCC)

Video em Hồi kêu gọi mọi người tham gia câu lạc bộ Hà Nội

Không vì hoàn cảnh gia đình và mặc cảm về bản thân mà Hồi sống khép mình. Em sống rất cởi mở, thân thiện, quan tâm, chăm sóc và trở thành một người chị cả, một “Ma ma tổng quản” theo cách nói vui của các bạn trong KTX. Lúc các bạn trong phòng bị ốm, Hồi đi mua thuốc, nấu cháo và động viên cho các bạn ăn. Đôi khi Hồi còn là người dẫn đường để dẫn các bạn về nhà khi các bạn không biết bến xe, đường đi. Nói về Hồi em Hoàng Thị Ánh Hồng không giấu nổi sự tự hào về bạn mình: “Hồi giống như một người chị em, một người bạn thân thiết, một gia đình của mình vậy. Khi mình ốm, Hồi luôn chăm sóc mình để cho mình nhanh khỏi nhất. Hồi là một người rất kiên cường. Khi có khó khăn, Hồi luôn cố gắng vượt qua giai đoạn ấy”. 

0c0c159e2_anh_8.jpg
Hồi và các bạn học cùng lớp  (ngồi bàn thứ 2, bên trong) (Ảnh NVCC)

Nói về dự định trong tương lai Hồi chia sẻ: “Hiện tại em vẫn chưa có một dự định nào to tát cả nhưng em có một mục đích là cố gắng học tập tốt, tham gia nhiều hoạt động xã hội và hòa nhập với cộng đồng”. Khi nghe xong câu nói này của Hồi tôi nhận ra một điều rằng: Cách sống và suy nghĩ của các em nơi đây thật đơn giản, hồn nhiên và trong sáng. Nó đơn thuần chỉ là những điều mình muốn làm bây giờ không có một ý nghĩ bon chen, lợi lộc, ích kỉ. Các em sống vì mọi người nhiều hơn là cho bản thân mình. Cô chủ nhiệm của Hồi bộc bạch đôi lời khi nghe Hồi nói về điều ước giản đơn của mình: “Tôi luôn tâm đắc một câu nói của King Jordan – là người điếc đầu tiên làm hiệu trưởng trường Đại học Gallaudet “Người điếc có thể làm tất cả nại trừ nghe”. Đúng vậy. Tham gia cộng đồng người điếc và cống hiến cho xã hội  đó cũng là một phương châm sống, một dự định tươi đẹp của Hồi và các bạn của em. Và cũng chính tại cộng đồng này mà tôi cảm nhận và học được rất nhiều điều từ cách sống của các bạn ý. Hãy sống đơn giản, vị tha, chân thành và chia sẻ với mọi người bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt biết bao nhiêu.”  

Lê Thị Kim Hoa 
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN