Nghĩa cử cao đẹp
(Sóng Trẻ) - Nại thất tuần nhưng đôi mắt ông vẫn sáng, dáng đi nhanh nhẹn. Nhâm nhi chén trà, được nghe ông kể vài ba câu chuyện, tôi mới hiểu thấu hết những việc mà ông làm và nghĩa tình với nơi chôn rau cắt rốn…
Suốt thời trai trẻ đi xa quê
Để đến hôm nay biết ngày về
Ngồi đình làng tía phong rêu phủ
Giếng nước chùa xưa lắng hồn quê…
Đôi câu thơ vẫn được ngâm nga từ một ngôi nhà nhỏ trên phố Trần Cung, Hà Nội. Ông Trần Xuân Sầm nguyên là Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học tại Học viện Hành chính chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ông thoát li mảnh đất quê hương Hưng Yên lên Hà Nội định cư đã được hơn 50 năm. Sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để phục vụ đất nước, ông giành những năm tháng nghỉ ngơi để về thăm quê nhà.
Không chỉ đến khi nghỉ hưu mà ngay từ lúc còn công tác, quê hương vẫn luôn là một phần đau đáu trong ông. Thấy quê hương mình vẫn còn nghèo, còn quá nhiều điều khó khăn, càng là động lực để ông cố gắng phấn đấu, vươn lên để làm rạng danh nơi đã sinh thành ra mình.
Sau nhiều lần về, thấy quê hương mình đồi khác từng ngày, ông vui mừng, phấn khởi. Thế nhưng điều kiện phát triển vẫn không khá hơn trước là bao. Hình ảnh những em bé ở quê không có nhà mẫu giáo, thầy và trò phải đi thuê lại sân kho của hợp tác xã để làm nơi dạy học khiến ông thấy có gì đó trong lòng nặng trĩu. Cả thôn hơn 2000 người dân nhưng không có được một nhà trẻ đúng nghĩa.
Ông Trần Xuân Sâm ở công trình đang thi công
Ông nung nấu một ý tưởng xây dựng nhà mẫu giáo từ thiện để quyên góp cho thôn. Nghĩ là làm, sau khi thông qua sự chấp thuận từ gia đình, bè bạn cùng sự quyết tâm xây dựng quê hương yêu dấu, ông Sầm quyết định xây dựng 1 cơ sở đàng hoàng cho trẻ em quê mình theo học. Ông đã bày tỏ nguyện vọng của mình với chính quyền địa phương và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân cũng như ban lãnh đạo.
Tâm nguyện thành hiện thực
Với số vốn ban đầu là một chút dành dụm qua nhiều năm công tác, ông đã vận động gia đình, người thân, bạn bè và cả bà con làng xóm cùng chung tay góp sức. Điều kiện kinh tế quả là một vật cản lớn, khó khăn đấy nhưng sự quyết tâm xây dựng quê hương đã giúp ông tiến lên. Tuổi đã cao nhưng ông lại muốn chính tay mình đắp từng viên gạch, xúc từng miếng đất của nhà trẻ tương lai.
Ông chia sẻ: “Ông muốn được chứng kiến tận mắt công trình phát triển từng ngày, cùng những người thợ trải qua gian khó, mưa nắng, cùng chung tay góp sức chứ không chỉ đứng nài quan sát. Làm được điều tốt cho chính quê hương mình thì còn gì bằng”.
Công trình được thi công trên nền sân gạch của HTX nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dựng móng, đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần, gia cố vững chắc để tránh sạt lún. Không kể thời tiết đôi khi không ủng hộ, làm chậm đi rất nhiều tiến độ của dự án.
Khó khăn là vậy nhưng ông vẫn gặp được rất nhiều thuận lợi trong quá trình.Đặc biệt là sự trợ giúp của bà con làng xóm. Đôi khi là giúp một tay đào móng, có khi là bữa cơm thân mật trưa hè, chén nước giải tỏa oi bức mệt mỏi, đôi khi đơn giản chỉ là lời hỏi thăm chân tình của bà cụ đi làm đồng về.
Tất cả dường như cùng chung về một hướng, góp sức xây dựng công trình. “ Nhân công tất cả đều là con cháu, người thân trong xóm làng, họ muốn giúp và ông cũng muốn để chính những người sinh ra từ làng tự tay xây dựng một công trình ý nghĩa cho quê hương”.
Qua 5 tháng lao động tích cực, khẩn trương, từ sân gạch ngày nào giờ đã có một lớp mẫu giáo khang trang, đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục cho thế hệ mầm non.
Ngày khánh thành công trình, người dân nô nức kéo về trong không khí phấn khởi xen lẫn vui mừng vì từ đây con cháu mình đã có nơi ăn học đàng hoàng, tử tế. Ban lãnh đạo địa phương cũng về tham gia lễ khánh thành, theo sau còn là cơ quan truyền thông của tỉnh về đưa tin sự kiện ý nghĩa này.
Không giấu nổi niềm xúc động, ông Sầm chia sẻ trong ngày khánh thành: “Món quà tuy giá trị vật chất chả đáng là bao, nhưng lại chan chứa tình cảm với quê hương, làng xóm. Tôi xin giao lại công trình này cho Huyện và mong chính quyền Huyện cũng như bà con làng xóm tạo điều kiện để các cháu nhỏ có cơ hội được học tập ngay sớm nhất”.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo của tuổi già, nhưng trông ông lúc này, niềm vui sướng khi tâm nguyện đã hoàn thành thật tươi trẻ!
Nặng tình với quê hương
Suốt thời trai trẻ đi xa quê
Để đến hôm nay biết ngày về
Ngồi đình làng tía phong rêu phủ
Giếng nước chùa xưa lắng hồn quê…
Đôi câu thơ vẫn được ngâm nga từ một ngôi nhà nhỏ trên phố Trần Cung, Hà Nội. Ông Trần Xuân Sầm nguyên là Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học tại Học viện Hành chính chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ông thoát li mảnh đất quê hương Hưng Yên lên Hà Nội định cư đã được hơn 50 năm. Sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để phục vụ đất nước, ông giành những năm tháng nghỉ ngơi để về thăm quê nhà.
Không chỉ đến khi nghỉ hưu mà ngay từ lúc còn công tác, quê hương vẫn luôn là một phần đau đáu trong ông. Thấy quê hương mình vẫn còn nghèo, còn quá nhiều điều khó khăn, càng là động lực để ông cố gắng phấn đấu, vươn lên để làm rạng danh nơi đã sinh thành ra mình.
Sau nhiều lần về, thấy quê hương mình đồi khác từng ngày, ông vui mừng, phấn khởi. Thế nhưng điều kiện phát triển vẫn không khá hơn trước là bao. Hình ảnh những em bé ở quê không có nhà mẫu giáo, thầy và trò phải đi thuê lại sân kho của hợp tác xã để làm nơi dạy học khiến ông thấy có gì đó trong lòng nặng trĩu. Cả thôn hơn 2000 người dân nhưng không có được một nhà trẻ đúng nghĩa.
Ông Trần Xuân Sâm ở công trình đang thi công
Ông nung nấu một ý tưởng xây dựng nhà mẫu giáo từ thiện để quyên góp cho thôn. Nghĩ là làm, sau khi thông qua sự chấp thuận từ gia đình, bè bạn cùng sự quyết tâm xây dựng quê hương yêu dấu, ông Sầm quyết định xây dựng 1 cơ sở đàng hoàng cho trẻ em quê mình theo học. Ông đã bày tỏ nguyện vọng của mình với chính quyền địa phương và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân cũng như ban lãnh đạo.
Tâm nguyện thành hiện thực
Với số vốn ban đầu là một chút dành dụm qua nhiều năm công tác, ông đã vận động gia đình, người thân, bạn bè và cả bà con làng xóm cùng chung tay góp sức. Điều kiện kinh tế quả là một vật cản lớn, khó khăn đấy nhưng sự quyết tâm xây dựng quê hương đã giúp ông tiến lên. Tuổi đã cao nhưng ông lại muốn chính tay mình đắp từng viên gạch, xúc từng miếng đất của nhà trẻ tương lai.
Ông chia sẻ: “Ông muốn được chứng kiến tận mắt công trình phát triển từng ngày, cùng những người thợ trải qua gian khó, mưa nắng, cùng chung tay góp sức chứ không chỉ đứng nài quan sát. Làm được điều tốt cho chính quê hương mình thì còn gì bằng”.
Công trình được thi công trên nền sân gạch của HTX nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dựng móng, đã phải làm đi làm lại rất nhiều lần, gia cố vững chắc để tránh sạt lún. Không kể thời tiết đôi khi không ủng hộ, làm chậm đi rất nhiều tiến độ của dự án.
Khó khăn là vậy nhưng ông vẫn gặp được rất nhiều thuận lợi trong quá trình.Đặc biệt là sự trợ giúp của bà con làng xóm. Đôi khi là giúp một tay đào móng, có khi là bữa cơm thân mật trưa hè, chén nước giải tỏa oi bức mệt mỏi, đôi khi đơn giản chỉ là lời hỏi thăm chân tình của bà cụ đi làm đồng về.
Tất cả dường như cùng chung về một hướng, góp sức xây dựng công trình. “ Nhân công tất cả đều là con cháu, người thân trong xóm làng, họ muốn giúp và ông cũng muốn để chính những người sinh ra từ làng tự tay xây dựng một công trình ý nghĩa cho quê hương”.
Qua 5 tháng lao động tích cực, khẩn trương, từ sân gạch ngày nào giờ đã có một lớp mẫu giáo khang trang, đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục cho thế hệ mầm non.
Ngày khánh thành công trình, người dân nô nức kéo về trong không khí phấn khởi xen lẫn vui mừng vì từ đây con cháu mình đã có nơi ăn học đàng hoàng, tử tế. Ban lãnh đạo địa phương cũng về tham gia lễ khánh thành, theo sau còn là cơ quan truyền thông của tỉnh về đưa tin sự kiện ý nghĩa này.
Không giấu nổi niềm xúc động, ông Sầm chia sẻ trong ngày khánh thành: “Món quà tuy giá trị vật chất chả đáng là bao, nhưng lại chan chứa tình cảm với quê hương, làng xóm. Tôi xin giao lại công trình này cho Huyện và mong chính quyền Huyện cũng như bà con làng xóm tạo điều kiện để các cháu nhỏ có cơ hội được học tập ngay sớm nhất”.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo của tuổi già, nhưng trông ông lúc này, niềm vui sướng khi tâm nguyện đã hoàn thành thật tươi trẻ!
Trần Xuân Lộc
Báo mạng điện tử K.30
Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận