Người con gái thầm lặng làm nghề phụ xe bus

(Sóng trẻ) - Xe bus từ lâu đã trở thành phương tiện đi lại quen thuộc hàng ngày của người dân, khách lên xe chủ yếu là những cô cậu học sinh, sinh viên, những nhân viên, công nhân, viên chức nhà nước hay những bà nội trợ. Thế nhưng, mấy ai hiểu rằng cái nghề phụ xe bus nó vất vả và gian nan như thế nào? Theo chân em Lê Thị Kim Oanh, cô gái vừa mới tròn 21 tuổi làm phụ xe bus tuyến 29 bến xe Giáp Bát - Tân Lập tôi mới hiểu thấu phần nào nỗi vất vả ấy.

Cơ duyên đến với nghề

Sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, từ nhỏ Oanh đã ý thức được bản thân phải cố gắng học tập để sau này lớn lên cho bớt cái khổ. Hết cấp 3 bằng sự quyết tâm và nỗ lực em đã thi đỗ hệ dân sự khoa tiếng Trung của trường Học viện khoa học quân sự. Tuy nhiên, cuộc sống rồi chuyện gì cũng có thể xảy ra, đi học được hơn một năm vì một số lí do Oanh phải nghỉ học giữa chừng bôn ba ra nài xã hội kiếm sống.

Oanh chia sẻ: “Trong khoảng thời gian đi học, mỗi ngày em đều đi học bằng xe bus 29, hôm nào cũng thế 4 lượt cả đi rồi về nên từ phụ xe đến tài xế trên xe ai cũng quen em hết. Các chú, các anh trên xe rất nhiệt tình. Hành khách lên xe ai hỏi các chú cũng trả lời và chỉ dẫn chu đáo lắm. Thành ra em yêu quý những con người làm cái nghề này. Sau đó nghỉ học được mọi người chỉ dẫn em nộp đơn xin việc vào làm phụ xe. Thấm thoát cũng gần được 2 năm rồi”.

Hôm nào cũng thế, thời gian luân chuyển, công việc tuần tự, cứ thế lặp đi lặp lại, dẫu mùa hè trời như đổ lửa hay mùa đông rét cắt da cắt thịt. Hơn 3h sáng khi mọi người còn đang đắm mình trong giấc ngủ, Oanh đã phải dậy sớm để chuẩn bị đến bãi xe của xí nghiệp xe bus Thăng Long (thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội - Transerco Hanoibus) ở Trần Vỹ (quận Cầu Giấy) nhận xe rồi cùng bác tài ngược lên bến Tân Lập để 5h sáng xe xuất phát tuyến đầu tiên trong ngày với quãng đường hơn 20km trên môt lộ trình. Oanh tâm sự: “Dậy sớm em không có thời gian để ăn sáng, nhiều hôm khách đông cũng không kịp mua gì ăn nên em nhịn đến trưa ăn luôn một thể”.

4db2ca1a8_1.jpg
 
Bãi đỗ xe nơi Oanh bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi

Mỗi ngày, nếu không phải chạy chuyến tăng cường, cô gái phụ xe buýt nhỏ nhắn với nụ cười tươi rói, thân thiện phải đi cùng xe khoảng 5 đến 6 lượt đi về. Khoảng cách giữa mỗi lượt xe chạy là 5 - 15 phút, mỗi lượt kéo dài khoảng hơn 1 giờ, những hôm đông khách, tắc đường hay ngập lụt, lộ trình có thể kéo dài đến gần 2 giờ đồng hồ, đồng nghĩa giờ làm việc của em sẽ kéo dài hơn và không còn thời gian nghỉ giữa chừng.

Vất vả trăm bề vẫn yêu nghề phụ xe

Công việc phụ xe, bán vé, với những đồng nghiệp nam đã là vất vả, với nữ giới còn khó khăn hơn, bởi áp lực và đòi hỏi về sức khỏe. Mỗi ca làm như thế tính ra Oanh phải đi tới hơn 100 cây số. Những vất vả trong nghề có lẽ người trong cuộc mới hiểu hết được nỗi niềm. Thương con vất vả nên khi biết tin Oanh quyết định chọn đi làm phụ xe bố mẹ em đã phản đối rất nhiều. Nhưng vì yêu thích nên Oanh không từ bỏ.
 
4db2ca1a8_2.jpg

Tranh thủ thời gian xe nghỉ giữa chừng Oanh đều quét dọn sàn và lau chùi cửa kính xe

Làm nghề này như “làm dâu trăm họ” công việc phụ xe bus tưởng chừng rất đơn giản như bán vé xe, kiểm tra vé tháng, sắp xếp chỗ ngồi cho khách nhưng trên thực tế lại chịu muôn vàn áp lực. Áp lực về thời gian, về hành khách, đòi hỏi một người phải có “tinh thần thép” mới bám trụ được với nghề.
 
4db2ca1a8_3.jpg

Làm phụ xe buýt là phải "mắt tinh, chân khỏe, nói ít hiểu nhiều"

Oanh tủm tỉm: “Gần hai năm làm phụ xe bao nhiêu chuyện bi hài gắn với xe bus em đêu chứng kiến hết. Đơn giản như những lúc khách vắng em còn dễ thở, nhưng hôm nào cũng vậy đến giờ tan tầm mọi người trên đường ùa ra 'đông như ong vỡ tổ' nên lượng hành khách lên xe bus cũng nhiều hơn. Em mà không kiểm soát tốt thì sẽ dẫn đến việc bỏ sót không bán vé cho khách. Nhiều người có ý thức thì không sao nhưng hành khách nào trốn vé gặp đúng lúc có đoàn thanh tra xe bus thì họ lập biên bản, một tháng xảy ra 2 lần như thế thì bị đuổi việc chị ạ”.
 
4db2ca1a8_4.jpg

Những lúc xe đông, phải rất nhanh chân, nhanh mắt mới kiểm soát được lượng người lên xuống xe

Đi đêm về hôm, ăn uống thất thường, ca kíp chẳng kém cánh đàn ông, nhiều khi những phụ xe bus như Oanh còn quên cả ngày nghỉ. Với em, có lẽ cái khoảnh khắc buồn nhất là những ngày lễ của phụ nữ như 8/3, 20/10, khi hai bên đường tràn ngập hoa tươi, những nữ hành khách đem lên xe tiếng cười, những bó hoa và quà cáp, còn em vẫn rong ruổi với chiếc xe. Còn những ngày Tết mà dính vào lịch trực, chuyện ăn Tết sớm, đón giao thừa trên xe cũng không có gì lạ. 

Lê Thị Thoa - Báo in K35a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN