“Phe vé” bóng đá - câu chuyện không hồi kết

(Sóng trẻ) – “Phe vé” hay “cò vé” là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống. Với những tín đồ của môn “thể thao vua”, đây còn là một nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi có một trận đấu hấp dẫn đang đến gần. Mặc dù vậy, việc hạn chế, xóa bỏ vấn nạn này vẫn là vấn đề nan giải.

Tương tự với “phe vé” tàu, xe, vé xem ca nhạc, vé rạp chiếu phim, thuật ngữ này trong bóng đá ám chỉ những người có được những tấm vé bằng một cách nào đó, rồi bán lại cho người khác với giá cao hơn.

Vì đem về mức lợi nhuận lớn, nên các “phe vé”, đặc biệt là “phe vé” bóng đá, vẫn xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất chấp sự phản đối từ xã hội.

Nền móng của “phe vé”

Chơi thể thao là để rèn luyện sức khỏe và thỏa mãn niềm đam mê, còn xem thể thao, nài để thỏa mãn sự yêu thích của mỗi cá nhân, còn đơn giản hơn chỉ là để giải trí. Trong tất cả các môn thể thao, bóng đá là một “ông vua”, vì có nhiều người chơi nhất, nhiều người đam mê nhất và nhiều người quan tâm nhất. Điều đó không chỉ đúng ở Việt Nam, mà đúng với cả bình diện lớn hơn đó là toàn thế giới. Ước tính năm 2001 của Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, có đến hơn 250 triệu người thường xuyên chơi bóng ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.

Khai thác vào nhu cầu và sở thích của rất nhiều người, “phe vé” từ đó ra đời và có mặt ở khắp mọi nơi. Sức chứa của mỗi sân vận động luôn có hạn, nên việc cung thấp hơn cầu là điều tất yếu. Vì thế, không ít người bỏ ra số tiền lớn, để có được những tấm vé vào sân cổ vũ đội bóng mình yêu mến.

fbed49ba5_i_5467.jpg

Một cổ động viên đang mua vé từ “phe vé”. Ảnh (Nguyễn Sơn)

Môn bóng đá cổ xưa đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng những tấm vé bóng đá đầu tiên, thì chỉ xuất hiện ở Anh vào giữa thế kỷ 19. Đó cũng là thời điểm “phe vé” bóng đá ra đời, khi nhu cầu thưởng thức các trận cầu của người dân “đảo quốc sương mù” là quá lớn.

Tính đến nay, bóng đá đã thay đổi rất nhiều, khi không đơn giản chỉ là để giải trí, rèn luyện sức khỏe, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của các quốc gia. Nhưng “phe vé” thì không, vẫn chỉ có một mục đích duy nhất là “kiếm lời”.

Giá vé trận chung kết World Cup 2018 dao động từ 1.200 - 4.500 USD, đã tăng gấp ba lần so với giá niêm yết của FIFA. Giá vé chung kết Champions League 2018 - 2019 tại Madrid bị đội lên hàng trăm lần (theo Football Ticket Pad). Giá vé các trận đấu nổi bật ở ICC Cup tại Mỹ mùa hè vừa qua cũng đã tăng lên gấp ba, bốn lần. Còn gần gũi hơn, giá vé chung kết lượt về AFF Cup 2018 tại Việt Nam trung bình là gần 10 triệu đồng một cặp, tức gấp khoảng 20 lần giá vé gốc. Đó là những ví dụ thiết thực về độ “phủ sóng” của chiêu trò kiếm lợi này.

fbed49ba5_anh_2.png

Cặp vé chung kết World Cup 2018 ở “chợ đen” có giá gần 6000 USD. Ảnh (Quyết Nguyễn)

Chuyện “phe vé” bóng đá ở Việt Nam 

Người Việt Nam hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Nếu ai hoài nghi về điều này, chỉ cần lên ogle và gõ “Việt Nam đi bão”, lập tức họ sẽ bị thuyết phục hoàn toàn.

Bóng đá Việt Nam đang ở trong giai đoạn hưng thịnh nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong vòng chưa đầy hai năm qua, U23 Việt Nam giành ngôi Á quân châu lục, Olympic Việt Nam lọt top 4 ASIAD, đội tuyển vô địch AFF Cup, và top 8 tại ASIAN Cup. Đó là chưa kể đến việc được tham dự U20 World Cup, World Cup Futsal. Một bảng thành tích tuyệt vời cho một quốc gia nằm ở khu vực được coi là “vùng trũng của bóng đá châu Á”.

Và đá càng hay, thì vé xem đội tuyển lại càng đắt. Không phải giá vé bóng đá ở Việt Nam thời gian gần đây mới cao, nhưng chỉ trong khoảng thời gian này, giá vé mới đặc biệt cao và cao “ổn định” đến vậy. Dù là cuộc đấu với Campuchia, Malaysia, rồi đến Uzbekistan và đặc biệt là Thái Lan, cháy vé là điều quá bình thường. Các “phe vé” tận dụng thời điểm này, đẩy giá trị tấm vé lên mức gấp mười, thậm chí là hai mươi lần.

fbed49ba5_anh_3.png

“Phe vé” đang rao bán vé xem trận chung kết AFF Cup 2018 trên mạng xã hội. Ảnh (Nguyễn Sơn)

Chuyện vé xem đội tuyển luôn ở mức cao ngất ngưởng thì không còn là điều mới mẻ. Nhưng vé xem bóng đá các câu lạc bộ (CLB) bây giờ cũng rất nóng, quả thực là một điều bất ngờ. Điều đó có sự góp sức không nhỏ của hiệu ứng đến từ các cấp độ đội tuyển quốc gia, đã thi đấu thành công trong thời gian qua và làm sống dậy nền bóng đá Việt Nam.

V-League – Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam từng bị người hâm mộ quay lưng vì những vấn nạn bạo lực, trọng tài, bán độ,… Nhưng khoảng hai năm trở lại đây, với sự chuyên nghiệp hóa của các CLB và sức hút của các tuyển thủ quốc gia, các sân bóng ngày càng đông người xem. Tiêu biểu về lượng khán giả là sân Hàng Đẫy (sân nhà CLB Hà Nội), sân Thiên Trường (sân nhà CLB Dược Nam Hà Nam Định), sân Pleiku (sân nhà CLB Hoàng Anh Gia Lai). Các sân bóng đón một lượng khán giả lớn, nhu cầu vé tăng cao, và “phe vé” lại xuất hiện.

Sau 13 năm hình thành và phát triển, CLB Hà Nội đã dần gặt hát được những thành công. Lớn nhất trong số đó, là tình cảm của người hâm mộ bóng đá thủ đô. Đón lượt khán giả đông đảo, “phe vé” xuất hiện tại sân vận động Hàng Đẫy cũng ngày một nhiều hơn. Hoạt động “phe vé” ở đây diễn ra như thế nào, mời các bạn theo dõi đoạn clip sau đây:



Video: "Phe vé" hoành hành tại sân vận động Hàng Đẫy (Thực hiện: Nguyễn Sơn)

Như vậy, nài vấn đề vé được đẩy giá lên cao, còn xuất hiện cả tình trạng vé lậu, vé giả được bán ra. Nài ảnh hưởng trực tiếp đến người mua, việc mua hay tiêu thụ vé giả, vé lậu còn ảnh hưởng đến nguồn thu của các câu lạc bộ, các đội tuyển bóng đá.

Quy định, chế tài xử lý đối với các đối tượng “phe vé”

Hiện nay, chưa có chế tài hay quy định cụ thể nào xử phạt hành vi “phe vé”. Vì dù giá vé bị đẩy lên cao nhiều lần so với giá trị thực, nhưng việc mua bán xuất phát từ thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện của kẻ bán và người mua.

Tuy nhiên, nếu “phe vé” có hành vi lôi kéo khách, gây mất trật tự công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định.

Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao. 
Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng.

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi như: Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm.

fbed49ba5_anh_3.jpg

Chưa có chế tài xử phạt cụ thể với các đối tượng “phe vé” (Ảnh: Nguyễn Sơn)

Theo luật hình sự, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 BLHS 2015.

Trong luật có ghi rõ, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng-2 năm.  

Đối với hành vi cản trở giao thông đường bộ, theo Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, nếu “phe vé” dừng xe, đỗ xe (xe mô tô, xe máy) ở lòng đường đô thị để bán vé mà gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Các trường hợp in vé giả hoặc chế bản lại vé bằng công nghệ cao để lừa dối người mua nhằm chiếm đoạt tài sản, nếu số tiền chiếm đoạt từ 2 triệu trở lên, đối tượng thực hiện hành vi có thể bị xử lý hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 174 BLHS 2015.  

Giải pháp nào để hạn chế nạn “phe vé”?

“Phe vé” còn tồn tại, thì những biện pháp làm giảm tối đa vấn nạn này cũng được hình thành không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới.

Tại Anh và các nước châu Âu có nền bóng đá phát triển, mô hình lập ra các tài khoản cá nhân cùng với thẻ thành viên cho các fan hâm mộ đã được hình thành từ lâu. Những người muốn trở thành một cổ động viên chính thức của một đội bóng, họ sẽ gửi các thông tin cá nhân cơ bản và yêu cầu tham gia tới trang chủ của các CLB. Các đội bóng sẽ cấp cho thành viên các tấm thẻ (membership card) với một thời hạn nhất định.

fbed49ba5_anh_4.jpg

Thẻ thành viên chính thức của người hâm mộ CLB Liverpool – Anh (Ảnh: Liverpool FC)

Sở hữu tấm thẻ này, các fan sẽ nhận được những ưu đãi về quà tặng, giá cả các sản phẩm phát hành từ đội bóng. Nhưng quan trọng nhất, họ sẽ được ưu tiên mua vé lẻ, vé cả mùa vào sân theo dõi đội bóng. Số lượng vé bán tới tay các cổ động viên nhiều lên, số vé lọt ra nài “chợ đen” sẽ giảm đi đáng kể. 

Tại Việt Nam, mô hình này được một số CLB áp dụng, nhưng lại chưa xuất hiện ở cái nôi của các cơn sốt vé là đội tuyển quốc gia.

Để làm giảm đi tình trạng hỗn loạn mỗi lần bán vé tại sân vận động Mỹ Đình, từ AFF Cup 2018, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức mở bán vé online. Có tiện lợi hơn, song việc giảm bớt đi sự xuất hiện của phe vé lại chẳng đáng là bao. Số lượng người truy cập quá lớn, số người mua được quá ít, các tấm vé lại bị đẩy giá trị lên cao. Không ít số người may mắn mua được vé ấy, bị cám dỗ bởi đồng tiền, lại bán đi chiếc vé của mình để nhận được một số tiền lớn. Hoặc là họ bán lại cho dân “phe vé”, hoặc chính họ đã trở thành “phe vé”.

Anh Đào Duy Khiêm (Hà Nội) cho biết: “Vòng loại U23 châu Á vừa rồi, tôi định mua vé online xem trận Việt Nam với Thái Lan” nhưng vào web cả chục lần cũng không vào nổi, đến hôm thi đấu lại phải mua vé của dân phe ở cửa sân, 4 triệu đồng cho một cặp”.

e8a9360d0_anh_5.jpg

e8a9360d0_anh_6.jpg

Mua vé online trở thành nỗi “ám ảnh” mới của người hâm mộ bóng đá Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Sơn)

Một số giải pháp để khắc phục phần nào tình trạng này được đưa ra như: giảm bớt số lượng vé mời, tiến hành làm thẻ thành viên cho các cổ động viên, giảm lượng vé một người có thể mua, in số chứng minh nhân dân lên vé,…song chưa có biện pháp nào được áp dụng.

“Phe vé” bóng đá vẫn sẽ là vấn đề nhức nhối trong thời gian tới đây, khi chưa có cách nào hạn chế được triệt để vấn nạn này. Cách hiệu quả nhất vẫn tới từ chính những người hâm mộ bóng đá, khi họ quyết tâm chung tay “nói không với "phe vé”.
Nguyễn Sơn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN