Người dân lỉnh kỉnh hành lý tại các bến xe chiều cuối năm

(Sóng trẻ) - Chỉ còn 4 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, người dân hối hả đổ xô về các bến xe để kịp về quê ăn Tết. So với năm ngoái, giá xe năm nay tăng cao nhưng vẫn diễn ra tình trạng “cháy vé”. 

Cung không đủ cầu 

Theo ghi nhận của phóng viên tại bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình dịp giáp Tết, lượng hành khách ra vào các bến đặc biệt đông. Lãnh đạo Bến xe Mỹ Đình cho biết, lượt khách bình quân dịp Tết tăng khoảng 200% so với ngày thường. 

Các ghế chờ ở bến xe nhanh chóng được lấp đầy chỗ, ai cũng háo hức về với gia đình những ngày Tết cận kề.  (Ảnh: Viết Học)
Các ghế chờ ở bến xe nhanh chóng được lấp đầy chỗ, ai cũng háo hức về với gia đình những ngày Tết cận kề. (Ảnh: Viết Học)
Nhà chờ các bến xe tại Thủ đô đông đúc người, hành khách phải đứng chờ vì thiếu chỗ ngồi. (Ảnh: Viết Học)
Nhà chờ các bến xe tại Thủ đô đông đúc người, hành khách phải đứng chờ vì thiếu chỗ ngồi. (Ảnh: Viết Học)

Tại các bến xe lớn của thành phố, người dân đến đợi trước từ 30 phút đến 1 tiếng để chuẩn bị lên xe, dẫn đến tình trạng các bến xe đông nghịt người. Hành khách mang theo nhiều hành lý và đồ đạc lỉnh kỉnh. 

Ông Nguyễn Hữu Bổng 13 năm làm nhân viên tại bến xe Mỹ Đình) chia sẻ : “Thông thường, từ ngày 23 Tết bến xe sẽ bắt đầu đông khách và tăng lên từng ngày, cao điểm là từ ngày 27 đến ngày 28 (Âm lịch).” Năm nay mọi người hầu như đã đặt vé từ trước do đó, giảm thiểu đi các tình trạng chen lấn, xô đẩy mua vé tại bến xe như trước kia, ông Bổng cho biết thêm. 

Bạn Hồng Ngọc (24 tuổi, giáo viên mầm non tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bản thân nhận được lịch nghỉ tết từ sáng 28 Tết (7/2), Ngọc đã khẩn trương đặt vé từ trước đó gần 20 ngày để giữ tấm vé về quê. Đây là thời gian cao điểm đi lại, nếu không đặt sớm thì tình trạng “cháy vé” là điều dễ hiểu.

Không như Ngọc, vì là tân sinh viên mới lên Hà Nội học tập, Bùi Hương (19 tuổi) chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đặt vé xe, gần sát ngày mới mua nên đã không còn vé để về quê, Hương đành ngậm ngùi đi xe ghép và phải trả giá cao hơn gấp nửa so với ngày thường, chị thừa nhận.

Với tâm lý háo hức về quê ăn Tết giống Hồng Ngọc và Bùi Hương, nhiều người dân khác cũng tranh thủ đặt trước vé xe để tránh tình trạng không còn vé xe về nhà ăn Tết, bởi lượng người về nhiều mà số lượng xe khách còn hạn chế. 

Khác với những năm trước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covit-19, năm nay người dân đã quay trở lại với việc di chuyển về quê ăn Tết bằng xe khách. Lượng người có nhu cầu đi lại tăng cao nhưng một số nhà xe chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Dù đã thực hiện chạy tăng chuyến nhưng tình trạng “cháy vé” xe khách, đặc biệt các chuyến xe đi tỉnh xa vẫn diễn ra.

Vé xe tăng cao đột ngột, nhiều người dân thắt chặt chi tiêu

Trở về quê đón Tết sau một năm dài làm việc là ước muốn của rất nhiều gia đình. Trước tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nhiều người đã dành dụm, tiết kiệm tiền từ nhiều tháng trước. Trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển, nhiều người cũng có sự cân nhắc kỹ lưỡng. 

Nhiều doanh nghiệp tăng vé xe dịp cận kề Tết Nguyên Đán (Ảnh: Viết Học)
Nhiều doanh nghiệp tăng vé xe dịp cận kề Tết Nguyên Đán (Ảnh: Viết Học)

Thuý Vân (20 tuổi, Hà Tĩnh) chọn trở về nhà bằng xe khách đường dài, tuy nhiên, giá vé tăng 40% so với ngày thường khiến chị phải thắt chặt các khoản chi tiêu khác. “Mình là sinh viên đi học trên Hà Nội. Những ngày Tết, mình đã phải tích góp một ít tiền làm thêm để về quê, vậy mà giá vé xe tăng vọt từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng”.

Không chỉ Thuý Vân nhiều người dân cũng lên tiếng về việc giá vé tăng cao, một số chặng xe dài như: Hà Nội - Hà Tĩnh tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng; Hà Nội - Sơn La tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng; Hà Nội - Quảng Trị tăng từ 400.000 đồng lên 500.000 đồng …

Bên cạnh đó, những chặng ngắn cũng được giá thêm vài chục nghìn như: chặng Hà Nội - Phủ Lý tăng từ 50.000 đồng lên 80.000 đồng; chặng Hà Nội - Thành Hà, Hải Dương tăng từ 70.000 đồng lên 80.000 đồng; chặng Hà Nội - Nho Quan (Ninh Bình) tăng từ 79.000 đồng lên 103.000 đồng … 

Việc giá xe tăng cao đột ngột dịp cuối năm không còn là chuyện xa lạ khi nhu cầu di chuyển trở nên cao hơn bao giờ hết. Nhiều người dân vẫn “ngậm ngùi” chi trả vì mong muốn được trở về nhà đón Tết cùng gia đình. 

Đối với việc nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết sẽ bị xử phạt như sau:

Nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết bằng hành vi không thực hiện việc niêm yết hoặc niêm yết không chính xác giá cước; giá dịch vụ; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải;

- Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

- Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.

Nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết bằng hành vi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về giá cước; giá dịch vụ:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải;

- Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

- Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN