Ghé thăm "chốn xưa" Hàn Mặc Tử
(Sóng trẻ) - Người ta thường nghĩ tới Vĩ Dạ (Huế) khi nhắc về thi nhân họ Hàn nhưng ít ai biết nơi gắn bó với ông trong những năm tháng cuối đời - Trại phong Quy Hòa (Tp. Quy Nhơn, Bình Định).
Đường tới Quy Hòa nằm trên trục QL 1D, men ven biển sang Phú Yên, từ đây có thể trông thấy toàn cảnh Quy Nhơn.
Được thành lập năm 1929, giờ đây trại phong nâng cấp trở thành Bệnh viện trọng điểm điều trị bệnh Da liễu cho 11 tỉnh miền Trung- Tây Nguyên.
Nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử, nơi nhà thơ chiến đấu cùng bệnh phong quái ác từ tháng 9- 11/1940. Khu nhà Hàn Mặc Tử trở thành kí ức thời gian của nơi này.
Chiếc giường, thi sĩ bạc mệnh trút hơi thở cuối cùng khi “nửa đời chưa qua hết”cùng trong sự đơn côi.
Quy Hòa có diện tích khoảng 60 ha, nằm trong thung lũng ba bề núi, một mặt hướng biển và cây xanh bao phủ.
Phần mộ đầu tiên của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Năm 1959, nơi chôn cất được người thân dời ra Ghềnh Ráng, cách đây 2km như tâm nguyện nhà thơ.
Người ta kể rằng, lúc sinh thời nhà thơ thường ra đây lặng ngắm cảnh sắc trong đau đớn và sáng tác những tác phẩm giai đoạn 1939.
Trại phong Quy Hòa trông ra vịnh Quy Nhơn.
Khép lại quá khứ hoang lạnh, Quy Hòa đã hồi sinh cùng tiếng trẻ thơ nô đùa
Rời xa ồn ào phố thị, người ta tìm về “chốn cũ của thi nhân họ Hàn” ngỡ ngàng nhận ra nơi tận cùng đau thương hóa ra lại bình yên, ấm áp đến thế
Nguyễn Hữu Phúc – Báo in K35A2
Cùng chuyên mục
Bình luận