Người dọn không xuể - kẻ bày tràn la
(Sóng Trẻ) - Rác từ đồ ăn vặt : vỏ hộp sữa, vỏ bim bim, vỏ lon nước ngọt... là điều không khó để bắt gặp tại một số lớp học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Điều này cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học của sinh viên chưa cao!
Thùng rác chỉ còn là hình thức!
“Mình thường đến lớp rất sớm, thời điểm đấy các bác lao công vừa dọn dẹp xong nên hầu như tất cả các khu vực cả trong lẫn nài lớp học đều sạch sẽ gọn gàng lắm. Nhưng cứ đến tầm tan học về là lớp học lại lan tràn các loại rác thải, hầu hết là túi ni lông, vỏ bim bim, vỏ đồ hộp… bàn ghế thìchểnh choảng” - Bạn Nguyễn Vi Lực, sinh viên lớp Tâm lí giáo dục K31 bức xúc chia sẻ.
Nhiều bạn sinh viên đã thừa nhận rằng việc vứt rác bừa bãi trên giảng đường tuy không phải là một hành động có văn hóa nhưng đã trở thành một thói quen không tốt ở rất nhiều lớp học, không chỉ tại Học viện báo chí nói riêng mà của nhiều trường đại học nói chung.
Thùng rác chỉ còn là hình thức!
“Mình thường đến lớp rất sớm, thời điểm đấy các bác lao công vừa dọn dẹp xong nên hầu như tất cả các khu vực cả trong lẫn nài lớp học đều sạch sẽ gọn gàng lắm. Nhưng cứ đến tầm tan học về là lớp học lại lan tràn các loại rác thải, hầu hết là túi ni lông, vỏ bim bim, vỏ đồ hộp… bàn ghế thìchểnh choảng” - Bạn Nguyễn Vi Lực, sinh viên lớp Tâm lí giáo dục K31 bức xúc chia sẻ.
Cô Tạ Thị Năm vất vả với đống rác hỗn độn trong lớp học.
Nhiều bạn sinh viên đã thừa nhận rằng việc vứt rác bừa bãi trên giảng đường tuy không phải là một hành động có văn hóa nhưng đã trở thành một thói quen không tốt ở rất nhiều lớp học, không chỉ tại Học viện báo chí nói riêng mà của nhiều trường đại học nói chung.
“Rác vứt xuống sàn nhà vì ngăn bàn còn phải để cặp, với lại tí nữa các cô lao công dọn ngay ấy mà!” – Một sinh viên của lớp Xã Hội học K31 nói một cách vô trách nhiệm.
Việc xả rác bừa bãi ra lớp học không chỉ gây mất vệ sinh mà còn làm mất mĩ quan của Học viện. Các bác lao công cũng trở nên vất vả hơn với việc lượng rác thải ngày càng nhiều và mức độ bừa bãi ngày một trầm trọng. Cô Tạ Thị Năm - nhân viên lao công thở dài nói: “Sinh viên nó thiếu ý thức giữ vệ sinh chung lắm các cháu ạ, bạ đâu là vứt đó! Cô cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhưng cũng chẳng ăn thua, nói nhiều cũng thành chán!”.
Rác thải bừa bãi trên bàn và cả trong ngăn bàn.
Theo quan sát, trên mỗi tầng của toà nhà trong Học viện đều được sắp xếp, bố trí từ 1-2 thùng rác. Tuy nhiên, do ý thức giữ gìn vệ sinh chung kém của phần đa các sinh viên trong trường, những thùng rác này nhanh chóng chỉ còn tồn tại dưới dạng hình thức.
Do đâu?
Vỏ chai, cốc nước vứt bừa bãi sau giờ học.
Ý thức kém trong việc giữ gìn vệ sinh chung là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng rác thải bừa bãi trong các lớp học. Các sinh viên hầu như không ý thức được việc làm sai trái của mình mà vẫn thản nhiên, không ngần ngại xả rác bừa bãi.
Thêm nữa, từ phía nhà trường, vẫn chưa có những hình thức xử phạt, kiểm soát gắt gao nên ý thức của sinh viên, lẫn tình trạng vứt rác bừa bãi, sai quy định vẫn chưa được cải thiện. Các bạn sinh viên vẫn như những kẻ “tội phạm” nhởn nhơ nài vòng pháp luật, còn các bác lao công thì vẫn phải “cam chịu”!
Hải – một sinh viên của trường luôn có ý thức vứt rác đúng nơi quy định chia sẻ: “ Mẹ mình là công nhân vệ sinh môi trường, qua lời kể của mẹ, cùng với những chứng kiến hằng ngày của bản thân, mình nhận ra được mặt trái của việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung gây nên. Bản thân mình đã tập dần ý thức giữ gìn vệ sinh chung ngay từ việc vứt rác đúng nơi quy định trong lớp học. Mình và một nhóm bạn đang lên ý tưởng cho việc xây dựng kế hoạch truyền thông về giữ gìn vệ sinh chung ngay từ việc vứt rác đúng nơi quy định trong mỗi giảng đường”.
Mong rằng mỗi sinh viên sẽ tự ý thức được việc mình làm để tạo ra một môi trường học đường sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lượng học tập và cũng thể hiện được trình độ văn hóa bậc đại học của các bạn!
Phong Vũ
Lớp báo in K.31.A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp báo in K.31.A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận