Người “giữ hồn” nghề dệt chiếu cói Thái Bình

(Sóng trẻ) - Khi đời sống phát triển, dòng chảy của sự giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì việc nỗ lực gìn giữ những nét đẹp văn hóa những làng nghề truyền thống càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có một người phụ nữ đã dành trọn đời mình để gắn bó với nghề dệt chiếu cói truyền thống, lưu giữ những nét đẹp văn hóa trong từng lá chiếu.

Lớn lên với nghề dệt chiếu

Cô Vũ Thị Niên (47 tuổi) ở xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã gần 40 năm gắn bó với nghề dệt chiếu cói. Đôi tay hằn sâu vết thời gian thoăn thoắt đưa qua đưa lại, luồn sợi cói qua khung dệt, ánh mắt không rời cây n (chiếc que dài làm bằng tre, nứa có một đầu để quấn sợi cói đưa qua khung dệt, nhiều nơi gọi là văng). 

e85249570_anh_1.jpg
Cô Niên (trái) là một trong số ít những người gắn bó với nghề làm chiếu 

Tuổi thơ của cô Niên lớn lên theo từng tiếng quay đay, đưa n, đập n của bố mẹ. Những âm thanh đó dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong hồi ức của cô với nghề dệt chiếu. Đến tận bây giờ cô Niên vẫn đang tiếp nối sự nghiệp mà người đi trước đã truyền lại. 

Nghề dệt chiếu cói ở Thái Bình đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, chiếu cói ở đây là một sản vật quý để đem tiến vua. Chiếu làm thủ công có sự gắn kết chặt chẽ giữa sợi đay và sợi cỏ nên rất bền. Chiếu làm ra không những bền đẹp mà lại rất êm lưng, mùa hè nằm chiếu cói rất mát, mùa đông lại không sợ lạnh. Trước đây, đa phần người dân ở đây đều dệt chiếu cói, nài việc trồng lúa thì chiếu cói là thu nhập chính của người dân. 

Công việc tỉ mỉ từ việc trồng cói, trồng đay, xe đay. Chẻ cói sao cho đều, cói đem phơi không được để ngấm nước, sợi cói khi bị ngấm nước mất đi màu xanh tự nhiên, bán sẽ không được giá. Khâu quan trọng nhất chính là dệt chiếu. Quá trình dệt đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa người đưa n và người đập, đưa phải đều, đập phải chắc tay; sau đó in hoa lên chiếu (in băng nhựa cây hoặc phẩm màu). Cuối cùng là hấp và sấy khô. 

Những lá chiếu người dân làm ra được đem bán ở một phiên chợ đặc biệt – chợ ma (chỉ họp bán vào 12 giờ đêm). Người buôn, người bán tấp nập, thương lái xếp hàng dài chờ mua chiếu. Nhưng đó chỉ là quá khứ trước đây. Chiếu máy hiện đại ngày càng phát triển, giá thành cũng hạ rất nhiều so với một lá chiếu thủ công. Làm ra một lá chiếu vất vả là vậy dù bền và đẹp hơn chiếu máy, nhưng giá thành đắt thu nhập lại không cao so với công sức bỏ ra. Nghề dệt chiếu cói thủ công ngày dần mai một. Giờ đây cả xã  không còn nhiều người tha thiết với nghề dệt. Đây chính là nỗi canh cánh trong lòng cô Niên.

Giữ mãi tình yêu với nghề

Từ 7 giờ sáng cho đến chiều tối, tiếng đập n vẫn đều đặn vang lên trong gian nhà gia đình cô Niên. Mỗi ngày vất vả vậy nhưng cô chỉ dệt được hai lá chiếu. Dù chiếu cói thủ công vẫn được ưa chuộng nhưng thu nhập từ chiếu cói không đủ trang trải cuộc sống nên nhiều người thân trong gia đình cũng không còn mặn mà với nghề. Bây giờ cả gia đình có mình cô gắn bó với nghề dệt chiếu cói. 

6c58d633f_anh_2.jpg
Cô Niên bộc bạch: “Dù sức khỏe càng ngày càng giảm nhưng tôi vẫn phải làm, chủ yếu là làm ít hay làm nhiều. Cũng không muốn bỏ vì đã yêu nghề rồi, tôi sẽ tiếp tục làm cho đến khi nào không thể làm nữa mới thôi ”.

Với tin yêu nghề, cô Vũ Thị Niên vẫn ngày ngày gắn bó cạnh khung dệt tạo ra những sản phẩm chiếu cói tốt nhất đến tay người dùng. Dù vậy, nỗi lo lắng một ngày cái nghề dệt chiếu truyền thống của quê hương sẽ mai một chưa bao giờ thôi canh cánh trong lòng người phụ nữ này 
Nguyễn Thương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN