Người giữ hồn quê...

(Sóng Trẻ) - “Cũng chẳng biết sống được bao lâu nữa, thất thập cổ lai hy rồi”. Đó là câu nói tôi còn nhớ mãi sau khi kết thúc cuộc trò chuyện với nghệ nhân dân gian Triệu Văn Mão - một trong số ít những nghệ nhân biết dệt lụa Vân – thứ lụa cổ đã thất truyền được chính ông khôi phục từ gần chục năm nay.

Chiếu Nga Sơn còn, gạch Bát Tràng sau khi suy đã thịnh trở lại, vải tơ Nam Định luồn lách khắp ngõ ngách châu Mĩ, châu Âu, vậy lụa Hà Đông lại chìm trong cảnh mất còn hay sao?

Biết nghề từ thuở còn học vỡ lòng, phải chứng kiến cảnh cả xã Vạn Phúc chỉ còn lác đác vài nhà làm lụa. Đúng là làng nghề một thời vang bóng nay chỉ còn là dĩ vãng. Nghệ nhân Mão thấy trách nhiệm của mình thật lớn, không thể nhắm mắt làm ngơ được. Cuối năm 2000, ông Mão chuẩn bị khăn gói lên đường đi khắp đất nước để tìm cho ra những mẫu lụa Vân chính tông của làng.

123603700_st4.1.jpg

Xưởng dệt nhà ông Mão

Ông rong ruổi ngược xuôi vào Đà Nẵng, Quảng Nam rồi lên tận Tây Nguyên. Khi hay tin Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh có trưng bày long bào của vua Quang Trung được dệt bằng lụa, ông lại lập tức lên đường vào đó thuê thợ chụp ảnh mang mẫu về. Có lẽ đôi chân của ông hầu như đã đặt lên khắp vùng miền đất nước.

Không phụ công người, hơn hai năm ông đã tìm được gần đủ những mẫu lụa cổ: Lụa Vân tiên thọ, lụa vân song hạc, lụa vân tứ quý, lụa vân quế hồng diệp hoa nhỏ… Thời gian ấy, trong nhà thậm chí không còn một đồng xu nhưng ông vẫn cảm thấy nhẹ nhõm vì đã mang được cả kho báu về cho làng mà  có lúc những tưởng chỉ biết ngồi nhìn làng nghề dần lụi tàn.

Anh em, bạn bè thấy ông tâm huyết với nghề nên cũng góp sức giúp đỡ. Xưởng dệt mua lại của hợp tác xã năm 1998 là nơi đã giúp ông thử nghiệm thành công nhiều loại lụa cổ. Nhiều người trong làng được ông truyền nghề, từ đó nghề dệt lụa được khôi phục lại. Từ bốn đến năm nhà làm lụa và có cửa hàng bán buôn, bây giờ xã Vạn Phúc đã có hơn 100 hộ dân quay lại với nghề xưa. Tiếng thơm làng lụa Hà Đông lại vang xa. Vạn phúc đang trở thành điểm đến của nhiều khách nội địa và quốc tế thăm quan mua sắm.

12369651d_st4.2.jpg

Kén dệt lụa

Dù đã khôi phục được nghề, đã truyền được lửa khí cho hồn quê song ông Mão vẫn không ngớt lo lắng vì hiện tại rất ít nhà làm lụa vân mà chủ yếu là lụa thường. Ông nói: “Lụa vân thì tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công mà không được dệt bằng máy, đòi hỏi người thợ phải có con mắt tinh nhanh”.

Nài những giải thưởng trên nghệ nhân Mão còn rất nhiều khen thưởng khác, nhưng với ông giải thưởng lớn nhất là đã giữ lại bí quyết dệt lụa cổ để rồi hàng ngày lại được nghe những tiếng dệt cửi lách cách thân thương đã gắn bó với ông từ khi lọt lòng mẹ.

1236381ee_st4.3.jpg

Lụa Hà Đông

                                                                                                     Nguyễn Mai Linh
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


 



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN