Người trẻ hiện nay thất nghiệp vì thiếu kỹ năng mềm?
(Sóng Trẻ) - Bạn tự hào mình thông minh,bạn tự hào mình có một thành tích học tập tốt,bạn tự hào mình có trình độ chuyên môn cao.Nhưng liệu bạn có dám đủ tự tin để nói câu "Tôi sẽ xin được việc" và "Tôi sẽ thành công". Nếu bạn đủ tự tin để nói câu nói đó thì trước tiên hãy tìm hiểu những tấm gương dù là thủ khoa nhưng vẫn loay hoay tìm việc như Vũ Huyền Vân (thủ khoa HV nông nghiệp VN), Nguyễn Thị Mai tốt nghiệp xuất sắc với số điểm 9,06/10...
Phải chăng những sinh viên nói riêng và những người trong độ tuổi lao động, lập nghiệp nói chung đang đi nhầm hướng.Không! Chỉ là do chúng ta chưa chuẩn bị kĩ hành trang. Và hãy đến với hành trang của những người đã và đang thành công.Trong balo hành trang khởi nghiệp của họ có một thứ gọi là Kỹ Năng Mềm
‘’Kỹ Năng Mềm “ quan trọng nhưng đang bị bỏ qua
''90% sinh viên thiếu kỹ năng mềm" đó là phát biểu của anh Trần Trọng Thương - Chủ tịch HĐQT công ty ViNaPo tại buổi tọa đàm về nghề marketing với sinh viên đại học Nại Thương. Theo kết quả khảo sát sinh viên từ các nguồn thông tin của các trường Đại học Quốc Gia Tp HCM, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM và Đại học Nông Lâm Tp HCM, khảo sát của trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động Tp HCM. Trong tổng số 25000 sinh viên tham gia thì chỉ có 10% sinh viên cho rằng cần kỹ năng sống và 7% sinh viên cần kỹ năng thực hành để được tuyển dụng và làm việc hiệu quả. Còn lại phần lớn 54 % sinh viên cho rằng doanh nghiệp chỉ cần kỹ năng chuyên môn. Điều đó cũng lí giải vì sao rất nhiều sinh viên có lực học giỏi lại không tìm được cơ hội việc làm,bởi xu thế tuyển dụng ngày nay,các doanh nghiệp nài yêu cầu bắt buộc là kỹ năng chuyên môn cũng còn đòi hỏi vị trí tuyển dụng phải có các kỹ năng đặc biệt trong các lĩnh vực như kinh doanh,quản trị....
Thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm và rất khó khăn để thành công
Vậy kỹ năng mềm là gì ?
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội ) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như là giao tiếp,lãnh đạo,làm việc theo nhóm,quản lí thời gian.....Theo một con số thống kê thì có tất cả 28 kỹ năng mềm khác nhau.Năm 2007 bộ Lao động Hoa Kỳ và nhóm Doanh nhân ưu tú Hoa Kỳ đã xác định được 7 kỹ năng mềm cần thiết cho một lao động của thế kỷ 21,đó là
Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết các vấn đề
Tư duy phản biện
Sự say mê công việc
Tính chuyên nghiệp
Kỹ năng thuyết phục
Khác với kỹ năng cứng là kỹ năng thường xuất hiện trong bản lý lịch - khả năng học vấn,kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn trong công việc.Kỹ năng mềm chủ yếu là những thuộc tính về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm nhưng lại quyết định bạn có thể trở thành người lãnh đạo, nhà thương thuyết hay nhà quản trị kinh doanh... Kỹ năng mềm là một xu thế đào tạo trong tương lai.
Kỹ năng mềm quyết định đến 75% sự thành công của bạn
Kỹ năng mềm có thật sự cần thiết ?
Có một câu nói rất nổi tiếng "Khi bạn có chuyên môn tốt tôi sẽ tuyển dụng bạn,còn khi bạn có kỹ năng mềm tốt tôi sẽ đề bạt bạ''. Thực tế cho thấy: 75% những người thành đạt là những người có kỹ năng mềm tốt. Đối với các vị trí tuyển dụng hiện nay, kỹ năng mềm là một yêu cầu quyết định doanh nghiệp có nhận bạn hay không? Việc thiếu hụt kỹ năng mềm đặc biệt là đối với sinh viện đã dẫn đến tình trạng nhiều người có năng lực chuyên môn tốt, bảng điểm đẹp nhưng lại không có nổi một công việc chỉ vì thiếu đi hành vi ứng xử. Chẳng hạn như mặc quần áo thể thao đi xin việc, tranh cãi với sếp hay không thể tốc kí biên bản một cuộc họp... Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm, tại một số trường tiểu học và trung học cũng đã bắt đầu đưa bộ môn kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy. Nhiều bậc phụ huynh hiện nay bắt đầu cho các con họ đi học các lớp kỹ năng mềm,kỹ năng sống từ rất sớm.
Các bậc phụ huynh ngày nay ngày càng chú trọng trong việc cho con em đi học các lớp kỹ năng mềm
Tuy nhiên phần đa sinh viên tại các trường đại học vẫn quá mải mê việc trau chuốt bảng điểm mà bỏ qua việc rèn luyện các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm tuy là các kỹ năng của trí tuệ cảm xúc thuộc về tính cách con người, nhưng nó vẫn có thể được nâng cao nếu chúng ta chịu khó rèn luyện thông qua thực tiễn cuộc sống. Chỉ khi có được kỹ năng mềm thì chúng ta mới có thể tự hào là công dân hiện đại của thế kỷ 21 - một công dân toàn diện. Hãy trang bị cho mình những kĩ năng mềm cần thiết để tự tin bước vào đời!
Vũ Văn Ninh
Báo chí Đa Phương Tiện 34
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận