Người trẻ "ôm mộng" an cư lạc nghiệp nơi Thủ đô

(Sóng trẻ) - Với mong muốn ổn định cuộc sống, nhiều người trẻ nai lưng làm việc, cố gắng chắt bóp chi tiêu để tích góp tiền sở hữu một “tổ ấm”. Tuy nhiên, khi tìm hiểu chi phí mua nhà ở các khu vực tại Hà Nội, nhiều người phải thốt lên: “Đi làm 100 năm cũng chưa chắc mua được nhà”.

Chật vật cảnh ở thuê

Nhìn đứa con 3 tuổi chỉ chạy nhảy được vài bước trong căn phòng trọ vỏn vẹn 30m2, chị Phan Thị Hảo, 29 tuổi, nhân viên văn phòng không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng. 8 năm ròng rã bám trụ tại Thủ đô, gia đình chị thấm thía nỗi khổ của cảnh đi ở thuê. Từng ngày, vợ chồng chị mong mỏi mua một căn nhà để có không gian sống rộng rãi, thoải mái hơn. Thế nhưng, với chi phí mua nhà đắt đỏ như hiện tại, đó vẫn chỉ là một giấc mộng xa vời.

Phòng trọ chật hẹp, bí bách và thiếu ánh sáng, gia đình chị Hảo gặp không ít bất tiện. 30m2 là không gian để ngủ nghỉ, làm việc, nấu nướng và ăn uống. Đồ đạc xếp chồng chất, lối đi bị thu hẹp, gần như “không còn không gian thoáng để hít thở”.

Thế nhưng, vì công việc của 2 vợ chồng, chị không dám về quê. “Tôi và chồng còn trẻ, về quê không có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế gia đình còn khó khăn, vợ chồng tôi đành cố để có thể mua một căn nhà”, chị Hảo tâm sự.

Cũng giống chị Hảo, thay vì về quê, anh Nguyễn Văn Quang, 23 tuổi, nhân viên công nghệ thông tin, lựa chọn ở lại Hà Nội làm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Anh đặt mục tiêu phấn đấu mua một căn nhà nhỏ tại Hà Nội để sớm thoát cảnh “ở thuê”. 

“Ở không những phát sinh nhiều bất tiện mà chi phí thuê nhà còn khiến khoản tiền tích luỹ của mình hao hụt đáng kể. Tiền thuê nhà đã chiếm tới 30% lương của mình. Mình muốn nhanh chóng mua nhà ở thành phố cũng là để cuộc sống đỡ bất cập hơn bây giờ” - anh Quang chia sẻ. 

Anh Quang đặt mục tiêu phấn đấu mua một căn nhà nhỏ tại Hà Nội để sớm thoát cảnh “ở thuê”. 
Anh Quang đặt mục tiêu phấn đấu mua một căn nhà nhỏ tại Hà Nội để sớm thoát cảnh “ở thuê”. 


Suốt 6 năm bươn chải tại Thủ đô, anh Quang nhiều lần phải đi tìm nơi thuê nhà phù hợp. Để thuận tiện cho công việc, anh lựa chọn sống tại căn hộ chung cư mini ở quận Cầu Giấy. Giá thuê một căn là 6 triệu đồng, chưa bao gồm phí dịch vụ, điện, nước. Tuy nhiên, theo lời anh Quang, mỗi năm mức giá này sẽ tăng thêm trong khi chất lượng phòng ốc lại không có sự cải thiện. Anh Quang cho biết: “Mỗi lần chủ nhà thông báo tăng giá thuê phòng là một lần mình suy nghĩ nên đi hay ở”. 

Tích cóp bao lâu mới đủ tiền mua nhà?

Có một căn nhà riêng không chỉ là ước ao cháy bỏng của anh Quang, chị Hảo mà còn của nhiều người trẻ khác. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá lớn giữa giá thị trường nhà đất với mức lương trung bình của người lao động khiến việc sở hữu một căn nhà vẫn chỉ là giấc mộng xa vời.

Cụ thể, tổng thu nhập của vợ chồng chị Hảo khoảng 20-25 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ các chi phí như: tiền trọ, tiền sinh hoạt, ăn uống, tiền học cho con, thuốc thang… chị Hảo chỉ dành dụm được khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Những tháng có đám hiếu, hỷ, số tiền tiết kiệm gần như không có. Với số tiền tiết kiệm ít ỏi như vậy, chị Hảo và nhiều người trẻ khác gặp nhiều rào cản với mục tiêu sở hữu một căn nhà riêng ở Hà Nội.

Có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bất động sản tại tập đoàn Cengroup và Hải Phát Land, chị Phạm Thị Loan cho biết: “Hiện nay, giá nhà ở và chung cư ngày một tăng cao. So với 2 năm trước, giá chung cư tăng 1/3, nhiều dự án nhà có giá tăng gấp đôi. Để sở hữu một căn hộ chung cư, khách hàng cần bỏ tối thiểu 2 tỷ đồng. Đối với nhà đất, khách hàng cần chi trả tối thiểu 2,5 tỷ đồng để sở hữu một căn nhà ven đô; ở các vùng trung tâm, giá cả sẽ cao hơn rất nhiều”.


Không ít lần, chị Hảo, anh Quang nghĩ đến việc vay ngân hàng, mua nhà trả góp để có thể sở hữu một môi trường sống tốt hơn. Thế nhưng, với gánh nặng cơm áo gạo tiền từng ngày, họ không dám mạo hiểm vì sợ gánh thêm một khoản nợ lớn. Anh Đỗ Tiến Toàn, nhân viên một ngân hàng cho biết: “Nếu thu nhập 10 triệu đồng/tháng, khách hàng có thể vay được khoảng 300 triệu đồng. Hàng tháng, họ sẽ phải trả khoảng 5 triệu đồng. Như vậy, khách hàng chỉ còn có 5 triệu để duy trì sinh hoạt”.

Cũng theo anh Toàn, người trẻ là những người gần như chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực mua nhà. Do đó, để quyết định có nên mua một căn nhà hay không, việc đầu tiên họ nên làm là xác định rõ tình hình tài chính của bản thân. Chỉ khi đã xác định được mình sẽ mua nhà trong tầm giá nào, họ mới nên tính tới những yếu tố khác như: vị trí nhà ở, kiến trúc, đường sá…


Có một thực tế rằng thu nhập của những người trẻ đang không đuổi kịp tốc độ tăng giá nhà đất; đó cũng trở thành trở ngại lớn nhất khiến nhóm người ở độ tuổi này khó sở hữu một căn nhà như ý tại Thủ đô. Dưới những áp lực ấy, ngoài câu hỏi rằng làm sao để có thể kéo giảm giá nhà hay hi vọng về những dự án nhà ở vừa túi tiền thì liệu người trẻ có nên thay đổi tư duy “an cư lạc nghiệp” nơi Thủ đô để thích nghi với thị trường bất động sản?

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
LCĐ Quan hệ Công chúng và Quảng cáo vô địch Olympic AJC 2024: Conquistar

LCĐ Quan hệ Công chúng và Quảng cáo vô địch Olympic AJC 2024: Conquistar

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đội thi LCĐ Quan hệ Công chúng & Quảng cáo xuất sắc vượt qua 15 đội chơi đối thủ để đứng trên đỉnh vinh quang Olympic AJC 2024: Conquistar.

Hai đội thi xuất sắc lọt vào phần thi cuối Olympic AJC 2024: Conquistar

Hai đội thi xuất sắc lọt vào phần thi cuối Olympic AJC 2024: Conquistar

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đội thi LCĐ Xã hội học & Phát triển và đội thi LCĐ Quan hệ Công chúng & Quảng cáo xuất sắc bước vào vòng Chung kết Olympic AJC 2024: Conquistar

Bước vào thế giới điện ảnh cùng đạo diễn Otis Fam

Bước vào thế giới điện ảnh cùng đạo diễn Otis Fam

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 4/11, tại 26 Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội, đã diễn ra buổi chiếu phim và trò chuyện cùng đạo diễn Ostin Fam “From home to home”. 03 bộ phim ngắn được đạo diễn mang tới gồm “Hành trình” (2012), “Bình” (2020) và “Những người bảo vệ cuối c

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN