Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Trần Dần sau 30 năm mới sáng”
(Sóng Trẻ) - Buổi tọa đàm xoay quanh cuốn tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn - cuốn sách được xuất bản sau 44 năm nhà thơ Trần Dần hoàn thành tác phẩm, ra mắt đúng ngày đầu năm dương lịch 2011 và lập tức tạo hiện tượng trên thị trường sách (2.000 bản được tiêu thụ ngay trong hai tuần đầu và đã được tái bản lần thứ hai). Độc giả đón nhận tác phẩm của Trần Dần như một hiện tượng, và ông đã được coi như một cây bút bậc thầy, ngang hàng với tác giả Bảo Ninh và cuốn Nỗi buồn chiến tranh đã tạo tiếng vang từ trước đó.
Đến dự và trao đổi với buổi tọa đàm có sự hiện diện của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Lê Minh Khuê và dịch giả Cao Việt Dũng. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Hơn 30 năm, tâm thế duy nhất tồn tại của Trần Dần chỉ đơn giản là viết, chỉ có viết mà thôi. Đào sâu và tự mình viết trong mịt mùng hoàn cảnh chiến tranh, trong bịt bùng của xã hội với không một của ngõ nào hướng ra thế giới. Và sau hơn 30 năm ngồi trong bóng tối ấy, Trần Dần bây giờ mới bắt đầu thoát ra dưới ánh sáng mặt trời”.
Đến với Những ngã tư và những cột đèn, độc giả nhận ra một sự thật: những cách tân theo lối phương Tây như tự sự với góc nhìn đa phương diện, trùng phức thời gian - không gian, sự xóa bỏ thời tính, hình thức tiểu thuyết – bút ký, tiểu thuyết trinh thám, dòng ý thức… thường được dùng như lời đề tặng với các nhà văn ham tìm tòi của Việt Nam, Trần Dần đều đã thể nghiệm cả. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2016, các bản thảo văn xuôi của còn lưu giữ của Trần Dần sẽ tiếp tục lần lượt ra mắt độc giả nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà thơ, nhà văn Trần Dần.
Đến dự và trao đổi với buổi tọa đàm có sự hiện diện của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Lê Minh Khuê và dịch giả Cao Việt Dũng. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Hơn 30 năm, tâm thế duy nhất tồn tại của Trần Dần chỉ đơn giản là viết, chỉ có viết mà thôi. Đào sâu và tự mình viết trong mịt mùng hoàn cảnh chiến tranh, trong bịt bùng của xã hội với không một của ngõ nào hướng ra thế giới. Và sau hơn 30 năm ngồi trong bóng tối ấy, Trần Dần bây giờ mới bắt đầu thoát ra dưới ánh sáng mặt trời”.
Đến với Những ngã tư và những cột đèn, độc giả nhận ra một sự thật: những cách tân theo lối phương Tây như tự sự với góc nhìn đa phương diện, trùng phức thời gian - không gian, sự xóa bỏ thời tính, hình thức tiểu thuyết – bút ký, tiểu thuyết trinh thám, dòng ý thức… thường được dùng như lời đề tặng với các nhà văn ham tìm tòi của Việt Nam, Trần Dần đều đã thể nghiệm cả. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2016, các bản thảo văn xuôi của còn lưu giữ của Trần Dần sẽ tiếp tục lần lượt ra mắt độc giả nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà thơ, nhà văn Trần Dần.
Ngô Mạnh Hà
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận