Nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội: vừa bẩn, vừa thiếu

(Sóng Trẻ) - Mới đây, nhiều người dân hoan nghênh, hưởng ứng khi Chính phủ ban hành Nghị định 155, mạnh tay xử lý những người đi vệ sinh không đúng nơi quy định. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm chỉ là phần ngọn, nghị định này sẽ chưa thể mang lại hiệu quả cao nếu chưa giải quyết được bài toán khó về số lượng và chất lượng các nhà vệ sinh công cộng.

104ec07ad_anh1.jpg
Nghị định 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Việc xử phạt hành vi đi vệ sinh không đúng nơi công cộng là việc được dư luận rất đồng tình. Tuy nhiên, người dân cũng có không ít băn khoăn khi hiện nay số lượng nhà vệ sinh không đáp ứng được nhu cầu. Và đau đầu hơn nữa là nhà vệ sinh công cộng lại quá dơ bẩn, xuống cấp khiến nhiều người "rùng mình" khi nghĩ đến.

Không dám đi nhà vệ sinh vì quá bẩn
Tại Hà Nội, một số tuyến đường đông người qua lại như Trần Nhân Tông, phố Quán Sứ, khu vực công viên Thống Nhất, khu vực phố đi bộ tại hồ Hoàn Kiếm,… đều có nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, không gian của những nhà vệ sinh này rất chật chội, gây khó khăn khi sử dụng, nhiều nhà vệ sinh bị hỏng, mất nước, sinh thiếu nước dội, mùi khai bốc lên nồng nặc mỗi khi mở cửa.

104ec07ad_anh2.jpg
 Bồn cầu ở nhà vệ sinh công cộng trên đường Trần Nhân Tông đã không còn sử dụng được.

104ec07ad_anh3.png
 Vòi nước ở nhà vệ sinh công cộng ở bến xe Mỹ Đình đã hoen rỉ, thường xuyên mất nước

Cô Hà – một người bán hàng ở gần hồ Thiền Quang chia sẻ: “Nhà vệ sinh ở đây tất nhiên là không thể sạch sẽ như nhà mình được rồi. Chính vì thế mà có những người vẫn đi bậy bạ xuống hồ!”.
Trước khu vực cổng chính công viên Thống Nhất ở phố Trần Nhân Tông, hiện là điểm đón trả khách của một số tuyến xe buýt, điểm đỗ của một số hãng taxi và điểm tập kết xe chứa rác của công nhân vệ sinh môi trường. Người đi đường thường xuyên bắt gặp hình ảnh hành khách và cả lái xe vội vã từ trên xe xuống để tiểu bậy phản cảm ở đây. Cả khu vực bốc mùi hôi hám, khiến du khách đi qua cũng phải bịt mũi, nín thở.

104ec07ad_anh4.jpg
Dù phải trả phí nhưng chất lượng nhà vệ sinh vẫn không được đảm bảo.

Bé Ngân Hà (5 tuổi) khẳng định: “Em thấy nhà vệ sinh rất bẩn và mùi rất kinh nên ít khi đi nhà vệ sinh công cộng!”
Mặc dù mỗi lượt sử dụng nhà vệ sinh, người dùng phải trả từ 2.000 đến 3.000 đồng nhưng nhà vệ sinh lại không đảm bảo chất lượng, không có giấy vệ sinh, các thiết bị cũ kỹ, giỏ đựng rác không nắp đậy, nhếch nhác…

104ec07ad_anh5.jpg
Nhiều nhà vệ sinh ở khu vực phố đi bộ Hoàn Kiếm bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Bạn The (19 tuổi) chia sẻ: “Nhiều nhà vệ sinh công cộng mất vệ sinh, ý thức người dân không tốt xả rác bừa bãi nên mình không hài lòng lắm với chất lượng nhà vệ sinh công cộng".
Nhiều người sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng đã không dám quay lại lần thứ hai: “Có lần tôi vào nhà vệ sinh công cộng ở gần bệnh viện Bạch Mai, chỉ bước vào nhìn thấy nền nhà cáu bẩn cùng mùi bốc lên là đã buồn nôn. Từ đó về sau đi đâu ra nài phải cố không uống nước để không đi vệ sinh” – Cô Hằng (34 tuổi, quận Cầu Giấy) kể lại.

Số lượng nhà vệ sinh không đủ để đáp ứng nhu cầu
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 350 nhà vệ sinh công cộng được phân bố trên 10 quận nội thành và thị xã Sơn Tây. Trong đó, 263 nhà vệ sinh công cộng cố định phân bố chủ yếu ở các ngõ, phục vụ người dân trong các khu dân cư, khu tập thể. Số còn lại được lắp ghép bằng thép bố trí tại các địa điểm công cộng như điểm chờ xe buýt, công viên, vườn hoa, các khu vui chơi, giải trí công cộng khác. Tính trung bình mỗi quận chỉ có khoảng trên 30 nhà vệ sinh công cộng, trong khi đó nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng trên hầu khắp thành phố rất cao. Chỉ riêng khu vực nội thành có hàng nghìn tuyến đường, hàng trăm điểm, khu vui chơi giải trí. 

Tại những nơi sầm uất như phố đi bộ Hồ Gươm, có thể dễ dàng tìm được nhà vệ sinh công cộng, nhưng ở một số tuyến đường khác ở nội thành chỉ có 1 nhà vệ sinh công cộng, thậm chí có nơi tìm mỏi mắt không thấy nhà vệ sinh nào.

Điển hình như trên đường Nguyễn Phong Sắc, gần ngã tư Xuân Thủy – Cầu Giấy có nhiều phương tiện giao thông, nhiều điểm xe bus và đông dân cư nhưng ko hề có một nhà vệ sinh công cộng nào. 
Bác Nguyên làm nghề xe ôm tại đường Nguyễn Phong Sắc cho biết quanh đây không có nhà vệ sinh công cộng nào, nếu muốn đi vệ sinh bác sẽ phải chạy về nhà ở gần đó, vô cùng bất tiện. 

Ngay cả những khu vực có nhiều nhà vệ sinh công cộng như quanh Hồ Gươm, vào những dịp ngày lễ, ngày cuối tuần đông người, số lượng nhà vệ sinh cũng chưa hẳn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Anh Trịnh Văn Thinh (24 tuổi, Cầu Giấy) cho biết: “Có những khi mình lên phố đi bộ vào cuối tuần vẫn phải chờ đợi hơi lâu khi dùng nhà vệ sinh. Nếu có nhiều hơn nữa thì càng tốt. Có những người chưa có ý thức, nhà vệ sinh ngay đối diện vẫn đi tiểu bậy. Nhưng cũng có những người đi trên đường tìm không được nhà vệ sinh nên đành phải đi ra nài thôi!”.
Ông Minh (85 tuổi, Cầu Giấy) cho rằng, việc đi tiểu bậy do một số người thiếu ýthức, nhưng chủ yếu là do nhà vệ sinh còn thiếu nhiều. 

 

Đối với những người làm nghề xe ôm, taxi, bán hàng ven đường,… những người có công việc thường xuyên ở nài đường thì chuyện “đái đường” không có gì mới mẻ. Nhiều người dân cũng chung nhận định: tiểu tiện bừa bãi sẽ giảm, thậm chí không còn nữa nếu như có đủ nhà vệ sinh công cộng và hệ thống nhà vệ sinh công cộng được bố trí hợp lý. 

Xử phạt hành vi tiểu bậy, gây mất vệ sinh môi trường nơi công cộng là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cơ sở vật chất nhà vệ sinh công cộng làm thế nào để việc xử phạt được hợp lí hơn. Đó chính là câu hỏi nhức nhối đang chờ một hướng giải quyết hợp lí.
Hà Linh – Hiền Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật8 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật11 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN