Nhất định phải học, nhưng không nhất thiết là đại học

(Sóng trẻ)- Để trả lời câu hỏi “nhà báo có nhất thiết cần  học thêm một bằng đại học nài báo chí hay không?”, có lẽ trước tiên nên tìm hiểu việc học thêm một bằng đại học đó nhằm mục đích gì?

Nếu đơn giản chỉ là về vấn đề bằng cấp, hình thức thì chắc chắn là không cần thiết. Nhiều nhà báo không nhất thiết gắn bó với một lĩnh vực trong suốt đời làm báo mà có sự thay đổi. Không lẽ cứ sau khi chuyển sang lĩnh vực khác, họ lại phải học thêm một bằng đại học đúng lĩnh vực đó. Ví dụ như viết về giáo dục thì phải học thêm sư phạm, viết thể thao lại đi học thêm bằng ĐH TDTT…

Trên thực tế, có nhiều người chỉ có một bằng đại học báo chí, trong quá trình làm báo được phân công viết về nhiều lĩnh vực mà trước đó họ chưa có nhiều kiến thức. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ tìm tòi, có phương pháp nghiên cứu, học tập đúng đắn nên qua thời gian, họ trở thành những người am tường cặn kẽ về lĩnh vực mà mình phụ trách.

Ở chiều ngược lại, cũng có nhiều người tốt nghiệp đại học ở lĩnh vực khác, nhưng trong quá trình hoạt động báo chí, họ không ngừng rèn giũa, trau dồi nghiệp vụ và đạo đức nghề báo nên vẫn có thể trở thành những nhà báo chuyên nghiệp.

Hơn thế nữa, liệu có gì đảm bảo rằng những người có hai bằng đại học sẽ làm việc tốt hơn những người chỉ có bằng báo chí? Hay việc có thêm một bằng đại học ở lĩnh vực khác khiến họ bị “đóng đinh” vào lĩnh vực đó, không thể “bứt” ra để viết về những lĩnh vực khác?

Có người bảo đó là bước đi cần thiết để tiến tới một nền báo chí chuyên nghiệp với các nhà báo được chuyên môn hóa. Tuy nhiên, mỗi nhà báo có nhất thiết phải biến mình thành một chuyên gia hay không khi họ có thể tham khảo ý kiến của rất nhiều chuyên gia khác. Người làm báo giỏi không phải là người tự mình cung cấp thông tin, mà là người biết cách khai thác thông tin từ những ai hiểu rõ sự việc, vấn đề đó hơn mình.

Không thể phủ nhận những kiến thức chuyên ngành từ bằng đại học thứ hai sẽ giúp nhà báo rất nhiều trong việc tiếp cận, nắm rõ bản chất, đưa ra cách lý giải hoặc những giải pháp trong việc viết bài. Tuy nhiên, đôi khi chính những kiến thức ấy lại trói buộc các nhà báo, vô tình biến họ thành những nhà chuyên môn, những người trong cuộc mà mất đi điểm nhìn khách quan của “người thư ký thời đại”.

Nhiều người trong số đấy quên mất rằng trước những vấn đề phức tạp, cái mà độc giả cần là những cách viết đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ tiếp nhận của họ chứ không phải lối viết “tầm chương trích cú”, đầy những thuật ngữ hàn lâm, đôi khi chỉ là để khoe kiến thức. Lựa chọn góc độ “nhà chuyên môn viết báo” hay “nhà báo viết về chuyên môn” sẽ tạo nên những hiệu quả tác động khác nhau trong các trường hợp cụ thể.

Có một thực tế không thể phủ nhận là trong những năm qua, nhiều trường hợp các nhà báo bị “kêu ca” là thiếu các kiến thức nền tảng về xã hội, về nại ngữ, luật pháp, kinh tế. Điều này dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ và vi phạm trong quá trình tác nghiệp vô cùng nghiêm trọng.

Đã đến lúc, các tòa soạn nên chú trọng hơn đến việc bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên môn cho những người làm báo. Việc dạy các môn học về luật, kinh tế… trong trường báo chí cũng nên thực chất và hiệu quả hơn để những cử nhân báo chí khi tốt nghiệp có được những kiến thức nền tảng về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, yếu tố quan trọng nhất vẫn là bản thân nhà báo. Nếu không có sự đam mê, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi thì dù viết ở lĩnh vực nào thì người làm báo đó đều không thể trụ vững và tiến xa trong nghề báo. Không bắt buộc phải học thêm một bằng đại học nữa, nhưng nhà báo bắt buộc phải tự trau dồi thêm kiến thức về mọi mặt của cuộc sống, nhất là về lĩnh vực mà mình phụ trách. Hãy bắt đầu từ việc học từ thức tế cuộc sống, nghiên cứu tài liệu, sách báo và tham gia những khóa học thêm nài giờ…!

                                                                                                      
Anh Dũng
Báo mạng điện tử K.25

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN