Nhiệt điện than: Lợi ích kinh tế hay môi trường?
(Sóng Trẻ) - Do đe dọa đến sức khỏe người dân, nhiều nước đã dừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than hoặc không xây mới. Vậy tại sao chúng ta vẫn làm mà không tìm nguồn nguyên liệu khác thay thế?
Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân. Theo nghiên cứu của trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID), cho biết PM2,5 những hạt bụi nhỏ hơn 2,5 micromet từ những nhà máy điện than đã làm cho 3.200.000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu trong năm 2010. Trong đó, Trung Quốc có 1.230.000 người mắc các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, bệnh tim… Việt Nam cũng có đến 31.000 người mắc bệnh do PM2,5. Dự báo, mỗi năm, những nhà máy nhiệt điện than ở ĐBSCL sẽ làm giảm tuổi thọ khoảng 8.000 người do ảnh hưởng bụi.
Bà Nguyễn Thị Khanh- Giám đốc trung tâm trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết: “Trong một kết quả nghiên cứu của đại học Harvard cũng như trên thực tế, việc đốt than sẽ gây ra khí thải. các loại khí thải từ việc đốt than sản xuất điện bao gồm những chất độc như SO2, SO3, NOx..Bên Cạnh đó còn có các khí nhà kính như Cacbonic, CH4.. và bụi bao gồm các kích cỡ khác nhau từ to đến nhỏ.Với những chất thả ra nài môi trường như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí".
Những khí thải gây ra ô nhiễm không khí và những tác động đối với nguồn nước, đây lại là những nguồn nhiên liệu sống không thể thiếu đối với con người. Chúng gây ra các bệnh trực tiếp như phổi tắc nghẽn do những hạt bụi như PNO2.5.. các hạt bụi cực mịn này có kích cỡ bằng 1/30 của sợi tóc. Khi đi vào trong phổi do hít vào có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nguy cơ tổn thương, các bệnh về phổi, đột quỵ và các bệnh về tim mạch..là các bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Hi vọng những nhà hoạch định chính sách liên quan đến việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than xây dựng chính sách cần phải dựa trên những bằng chứng khoa học. Xây dựng chính sách đó từ những bằng chứng khoa học để đảm bảo sự thân thiện và phù hợp với người dân, đảm bảo khả năng thực thi được và quan trọng nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường về tự nhiên, về xã hội để chăm sóc sức khỏe cho người dân, phòng chống bệnh tật. Đặc bệnh là giảm thiểu tỉ lệ tử vong do các bệnh từ sự ô nhiễm này gây ra.
Nếu như những tổn hại quá lớn so với lợi ích đem lại từ các nhà máy nhiệt điện than, thì cần phải có những chính sách để thay đổi hoặc dừng hoạt động các mô hình, công nghệ sử dụng năng lượng gây ô nhiễm. Thay vào đó bằng những công nghệ tái tạo và bền vững như điện gió, mặt trời..để đảm bảo sức khỏe cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chỉ khi những tổn hại về bệnh tật, về môi trường, so sánh với những lợi ích từ vấn đề sản xuất kinh tế là quá lớn thì chúng ta mới bắt tay vào khắc phục hậu quả, liệu có là quá muộn?
Đinh Thùy Trang
Cùng chuyên mục
Bình luận