Nhọc nhằn cuộc sống nữ thợ phụ hồ

(Sóng trẻ) - Nhắc đến phụ hồ, người ta vẫn nghĩ đó là một công việc dành riêng cho phái mạnh, mấy ai biết được, đâu đó vẫn có rất nhiều mảnh đời phụ nữ sống dựa vào cái nghè cơ cực ấy? Số phận đã làm hằn lên những nỗi buồn thương và sự lam lũ trên cả gương mặt của họ…

Từ ngày xa xưa người ta thường ví người phụ nữ “Liễu yếu đào tơ”, cho rằng họ chỉ phù hợp với công việc nội trợ. Nhưng khi bắt gặp những người nữ thợ hồ thì có lẽ ý nghĩ đó đã không còn phù hợp. Phụ hồ là một công việc vất vả, yêu cầu sức khỏe và sự chịu đựng rất cao. Giống như nghề thợ xây, đây là một trong những nghề cực nhọc mà người làm phải bán sức lạo động của mình để hoàn thành các công trình xây dựng.

6951681c4_anh_1.jpg

Công việc thường ngày của những người nữ thợ hồ

Hàng ngày, những người nữ thợ hồ thường phải làm việc từ 6h sáng và chỉ nghỉ khi trời đã tối muộn. Công việc chủ yếu của họ là chuẩn bị các vật liệu xây dựng như gạch, gỗ… khi thì họ lại trộn si, vữa… có lúc lại vận chuyển cát sỏi… Những bàn tay yếu ớt vốn dành cho thêu thùa khâu vá nay trở nên chai sần vì làm việc nặng. 

Trong khi nhiều người phụ nữ khác vận những bộ đồ sạch sẽ, gọn gàng thì những người phụ nữ này lại khoác lên mình những bộ đồ bạc màu lem luốc sơn, si chỗ xanh, chỗ trắng.

Bạn Hương, một cô gái trẻ đến từ Hòa Bình chia sẻ: “Công việc có vất cả thật nhưng làm mãi cũng quen chị à. Cả làng em, hầu như ai cũng đi làm nghề này hết”. Hương năm nay 20 tuổi. Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn mà Hương phải sớm bỏ học ra nài kiếm sống.

Với tính chất công việc là phải đi theo công trình nên những người nữ thợ hồ thường phải nay đây mai đó, điều kiện sống thì không được đảm bảo trong khi tiền công thì không cao, chỉ khoảng từ 60 đến 70 nghìn đồng trên một buổi làm.

6951681c4_anh_2.jpg

Bữa cơm đạm bạc của những người nữ thợ hồ

Mặc dù công việc vất vả, thu nhập lại không cao nhưng những người phụ nữ này vẫn cố bám trụ với nghề để trang trải cho cuộc sống. Mỗi người đều có một lý do riêng khi đến với cái nghề này.

Chị Thảo đến từ Hòa Bình mệt mỏi nói: “Biết lương thấp nhưng không làm thì lấy gì mà ăn. Cả hai vợ chồng mình đều đi làm nghề này cả nhưng cũng không đủ cho con nó đi học đây này. Muốn con cái được như người ta thì cũng phải cố chứ biết sao nữa”.

Mỗi nghề đều có một vất vả riêng và nghề phụ hồ cũng vậy. Những người phụ nữ ấy, dù cuộc sống có nhọc nhằn nhưng vẫn không ngừng cố gắng, không ngừng ước mơ và không ngừng khát khao lao động một cách chân chính.

Hoàng Hà Trang

Lớp: Phát thanh k31.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN