Những ́c khuất trên xe bus
(Sóng Trẻ) - Xe bus hiện nay là một phương tiện giao thông rất quen thuộc ở những thành phố lớn. Tưởng như đó là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, là giải pháp nhiều người lựa chọn cho nhu cầu đi lại của mình; thế nhưng, xe bus còn ẩn chứa trong nó vô vàn những góc khuất...
Gian nan hành trình xe bus
Cảnh đoàn người xếp hàng dài đứng chờ ở các điểm dừng và bến xe bus đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Lên được lên xe bus đã là cả một “kỳ tích”, nhưng muốn đến được đích một cách an toàn cũng là cả một quá trình gian nan.
Xe bus đông, dòng người chen lấn, xô đẩy nhau đã rất mệt nhọc. Lái xe và phụ xe nhiều khi cũng không kiềm chế được thái độ, sử dụng những lời lẽ thô thiển, quát tháo hành khách trên xe.
Những tay “anh chị” xe bus
Điều đáng lo ngại hơn khi ở trên xe bus là cứ phải nơm nớp lo sợ bị mất trộm, bị giật đồ. Xe bus đông là thời cơ cho nhiều kẻ xấu hoành hành. Việc thò tay vào balo, túi áo hay túi quần là khá đơn giản. Chúng còn thủ sẵn những con dao lam nhỏ xíu, rạch rách túi để lấy đồ. Nạn nhân phần lớn là sinh viên. Cuộc sống sinh viên đã rất khó khăn với vô vàn những nỗi lo, chẳng may bị kẻ trộm “hỏi thăm” thì càng trở nên khốn đốn. Không chỉ mất tiền, mất điện thoại, các bạn còn bị mất những giấy tờ tùy thân mà phải tốn không ít công sức và thời gian để đi xác nhận và làm lại.
Người ta thường đổ lỗi bởi hành khách trên xe mất cảnh giác, không cẩn thận. Ấy vậy nhưng dù có cẩn thận đề phòng đi thế nào đi chăng nữa; với những mánh khóe, thủ thuật chuyên nghiệp, bọn móc túi vẫn có thể dễ dàng, nhanh chóng lấy được những thứ có giá trị.
Những người không phải là nạn nhân cũng không biết làm gì nài việc đứng nhìn kẻ xấu hoành hành bởi sợ rằng chúng sẽ nhớ mặt, thù oán. Ngay cả khi chính nạn nhân phát hiện ra bị mất đồ, bọn chúng vẫn trắng trợn không thừa nhận. Biết trong tay kẻ xấu là đồ của mình, nhưng nếu có ra sức đòi lại cũng chỉ gây nên những hậu quả không hay cho mình.
Chấm dứt những vấn đề bức xúc trên xe bus là điều mà tất cả chúng ta mong đợi. Thế nhưng không biết khi nào xe bus mới thực sự thân thiện, an toàn?
Gian nan hành trình xe bus
Cảnh đoàn người xếp hàng dài đứng chờ ở các điểm dừng và bến xe bus đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Lên được lên xe bus đã là cả một “kỳ tích”, nhưng muốn đến được đích một cách an toàn cũng là cả một quá trình gian nan.
Xe bus đông, dòng người chen lấn, xô đẩy nhau đã rất mệt nhọc. Lái xe và phụ xe nhiều khi cũng không kiềm chế được thái độ, sử dụng những lời lẽ thô thiển, quát tháo hành khách trên xe.
Chen lấn - hỏi sao không có chuyện? - (Ảnh: nguồn internet).
Những tay “anh chị” xe bus
Điều đáng lo ngại hơn khi ở trên xe bus là cứ phải nơm nớp lo sợ bị mất trộm, bị giật đồ. Xe bus đông là thời cơ cho nhiều kẻ xấu hoành hành. Việc thò tay vào balo, túi áo hay túi quần là khá đơn giản. Chúng còn thủ sẵn những con dao lam nhỏ xíu, rạch rách túi để lấy đồ. Nạn nhân phần lớn là sinh viên. Cuộc sống sinh viên đã rất khó khăn với vô vàn những nỗi lo, chẳng may bị kẻ trộm “hỏi thăm” thì càng trở nên khốn đốn. Không chỉ mất tiền, mất điện thoại, các bạn còn bị mất những giấy tờ tùy thân mà phải tốn không ít công sức và thời gian để đi xác nhận và làm lại.
Người ta thường đổ lỗi bởi hành khách trên xe mất cảnh giác, không cẩn thận. Ấy vậy nhưng dù có cẩn thận đề phòng đi thế nào đi chăng nữa; với những mánh khóe, thủ thuật chuyên nghiệp, bọn móc túi vẫn có thể dễ dàng, nhanh chóng lấy được những thứ có giá trị.
Dù cẩn thận đến đâu cũng…”bó tay” - (Ảnh: nguồn internet).
Những người không phải là nạn nhân cũng không biết làm gì nài việc đứng nhìn kẻ xấu hoành hành bởi sợ rằng chúng sẽ nhớ mặt, thù oán. Ngay cả khi chính nạn nhân phát hiện ra bị mất đồ, bọn chúng vẫn trắng trợn không thừa nhận. Biết trong tay kẻ xấu là đồ của mình, nhưng nếu có ra sức đòi lại cũng chỉ gây nên những hậu quả không hay cho mình.
Chấm dứt những vấn đề bức xúc trên xe bus là điều mà tất cả chúng ta mong đợi. Thế nhưng không biết khi nào xe bus mới thực sự thân thiện, an toàn?
Kiều Luyến
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận