Những chuyến đò giữa đại dịch thế giới

(Sóng trẻ) - Không thể phủ nhận rằng, những tác động tiêu cực của dịch bệnh lên giáo dục là vô cùng lớn. Trường học đã thay đổi và thầy cô chính là những nhân chứng của lịch sử về một thời đại dịch khó khăn của cả thế giới.

Công nghệ thay bục giảng

Từ khoá quen thuộc nhất của các học sinh năm 2020? Có lẽ sẽ là : Zoom, Google Meet, Google Classroom. Tạm rời xa lớp học quen thuộc, các bạn trẻ có “dịp” được làm quen với một hình thức học tập mới mẻ: Học trực tuyến tại gia.

anh-1.jpg
Cô Bùi Thị Ngân, giáo viên khối 4 trường Tiểu học Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) dạy học online trong thời điểm dịch Covid-19

 

Những khái niệm mới được xuất hiện. Chẳng còn bảng đen với “bụi phấn rơi rơi”, các thầy cô làm quen với các bài giảng online và học cả cách sử dụng thành thạo những phần mềm, ứng dụng hỗ trợ kết nối trực tuyến. Với các học sinh, lớp học được gói gọn trên màn hình máy tính và ai cũng có thói quen mới là đều đặn cứ 8 giờ sáng lại “check-in” trên màn hình. 

“Cô luôn yêu cầu các em học sinh phải ăn mặc lịch sự khi học online, không ngồi trên giường khi học, không làm việc riêng, luôn để chế độ camera để giảng viên quan sát từng em. Với những yêu cầu này, học sinh của các lớp cô dạy có những buổi học online rất nghiêm túc và chất lượng”. - Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên trường THPT Nam Đàn I (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) nói.

Suốt nhiều năm nay chúng ta luôn trung thành với phương pháp học truyền thống, chưa có một kịch bản nào được đặt ra để vận hành cho tình huống này. Tuy nhiên, ngay khi Bộ GD – ĐT quán triệt việc dạy học online, Sở GD – ĐT các tỉnh đã có công văn hướng dẫn về việc dạy học trực tuyến, một số nơi còn kết hợp việc dạy học trên truyền hình. Mọi nỗ lực đều hướng đến mong muốn không có học sinh, sinh viên nào bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và tiếp thu kiến thức trong mùa dịch.

anh-2.jpg
Em Nguyễn Thành Vinh - Học sinh lớp 4A15, trường Tiểu học Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

 

“Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là về thiết bị học tập của học sinh. Một số gia đình rất khó khăn, cả nhà chỉ có một điện thoại thông minh nhưng có đến 3 em phải học trực tuyến trùng giờ nên các em không thể tham gia đầy đủ lớp học, đó cũng là thách thức của nhà trường. Hiện nay, danh sách gia đình khó khăn, thiếu thiết bị học đã được nhà trường thống kê, kêu gọi nhà hảo tâm tạo điều kiện cho mượn hoặc tặng thiết bị để các em có thể học tập. Những học sinh thiếu thiết bị học tập trực tuyến, nhà trường đã hướng dẫn các em theo học trực tiếp các lớp trên sóng truyền hình hoặc phát lại trên hạ tầng mạng...” - Cô Nguyễn Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Thượng Tân Lộc 1 (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) chia sẻ.

Chính trong hoàn cảnh khó khăn của dịch bệnh, ta lại có cơ hội để rèn luyện khả năng thích nghi và khơi dậy sự sáng tạo. Trong tương lai, chắc hẳn những công nghệ học trực tuyến này sẽ được đưa vào sử dụng nhiều hơn trong chương trình giảng dạy.

Lái đò vượt đại dịch

Kết nối với nhau qua màn hình máy tính không chỉ thử thách việc dạy và học mà còn khiến sự kết nối giữa người với người trở nên đặc biệt hơn. Giao tiếp, tương tác trực tiếp là một trong những điều cơ bản đưa cô trò lại gần nhau. Thế nhưng, 2021 là năm cô trò xây những kỷ niệm qua Internet. Những ngày tháng nghỉ học dài đằng đẵng chỉ có thể vẫy tay chào nhau qua Zoom, qua Skype hay Microsoft Teams khiến năm học này có những chuyến đò qua sông thật đặc biệt nhất là vào ngày lễ lớn của toàn ngành giáo dục Việt Nam - 20/11.

Tại trường Tiểu học Xuân Đỉnh, ngay từ sáng sớm cô trò đã dành  1 tiết học để hưởng ứng ngày này theo một cách thật đặc biệt. Không có những chiếc ôm, không có những cái nắm tay mà thay vào đó là các hoạt động tìm hiểu về ngày nhà giáo thông qua trò chơi dưới hình thức trực tuyến, mít tinh online và đặc biệt là rất nhiều video mà các em háo hức cùng nhau chuẩn bị, cùng nhau lên ý tưởng để làm đã gửi đến thầy cô trong ngày lễ chưa từng có tiền lệ này. 

anh-3.jpg
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trên nền tảng số của cô trò trường Tiểu học Xuân Đỉnh.

“Hiện tại, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng với sự chủ động về tâm thế cũng như linh hoạt về cách thức, nhà trường đã nhanh chóng điều chỉnh các hoạt động học tập để thích nghi với hoàn cản hiện tại. 20/11 năm nay, sân trường vắng bóng học sinh nhưng các lớp học trực tuyến vẫn sôi nổi với các tiết học mới mẻ, chào cờ trực tuyến vẫn khởi động cho những tuần mới đầy hứng khởi và không khí tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong môi trường số của các con học sinh càng thêm sáng tạo và đầy ý nghĩa”. - Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Đỉnh nói.

anh-4.jpg
Khó quên một mùa lễ thiêng liêng của toàn ngành giáo dục Việt Nam năm 2021 giữa Covid-19.

Ngày lễ thiêng liêng của toàn ngành giáo dục Việt Nam năm nay mang dấu ấn của một thời kỳ Covid-19 nhưng đọng lại ở đó không phải những khó khăn mà là cả sự lạc quan và nỗ lực thích ứng của thầy cô giáo - những người lái đò đủ mạnh mẽ vượt qua đại dịch để tiếp tục chèo lái các thế hệ học trò qua sông. Đủ đầy. Trọn vẹn. Trường học đã thay đổi và thầy cô chính là những nhân chứng của lịch sử về một thời đại dịch khó khăn của cả thế giới.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN