Những điểm sáng trong an ninh kí túc xá
(Sóng trẻ) - Khi nhắc đến vấn đề “ an ninh” của kí túc xá, chúng ta vẫn thường kể với nhau về những mặt trái. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì không phải ký túc nào cũng như thế. Giữa những mặt tối của vấn đề an ninh vẫn có rất nhiều ký túc được mệnh danh là ngôi nhà an toàn của sinh viên.
Cơ sở vật chất đã có nhiều thay đổi
Những cánh cửa cũ nát, cửa khóa lỏng lẻo dễ xâm nhập là một trong những nỗi lo của sinh viên. Tiêu biểu như: Học viện báo chí và tuyên truyền hay Học viện Hành chính. Ký túc xá ở đây thường có hệ thống khóa lỗi thời, cũ kỹ. Đó chính là một nỗi lo sợ kinh hoàng với nhiều bạn.
Thu Hiền, sinh viên năm thứ 4 Học viện Hành chính chia sẻ: "Mình đã từng mất máy tính khi để ở trong phòng ký túc. Vì quá lo sợ vấn đề an ninh nên mình sớm chuyển khỏi đo dù biết rằng ở ký túc thì bao giờ giá cả cũng rẻ hơn bên nài".
Song, ở một số trường, an ninh và hệ thống khóa phòng luôn được đầu tư hàng năm, khiến sinh viên rất mực yên tâm.
Hệ thống điện tốt của kí túc xá Giao Thông Vận Tải
Cửa phòng của kí túc xá Điện Lực
Bạn N.Đ.Nam, một sinh viên của trường điện lực cho biết: “Ở đây các phòng có 2 ổ khóa, khóa chính và một khóa bảo vệ khác để tránh trường hợp sinh viên năm cũ vẫn có chia khóa chính của phòng. Mỗi năm nhà trường lại thay ổ khóa to bảo vệ một lần nên những lần mất trộm cũng chỉ là do sự mất cảnh giác của các bạn trong phòng thôi”.
Với những kiểu khóa thế này thì rất khó để cho các tên trộm có thể hành nghê một cách dễ dàng. Sinh viên cũng yên tâm phần nào khi về quê hay lên lớp mà không phải nơm nớp lo đồ đạc của mình sẽ bị “chôm” mất.
Thắt chặt khâu quản lí kí túc xá
Nếu muốn có một môi trường kí túc xá “trong lành” và không còn nhiều bất cập thì việc quản lí của nhà trường cũng như các bảo vệ phải luôn chặt chẽ. Nhiều trường đã đề ra hàng loạt nội quy yêu cầu sinh viên thực hiện khi sống trong ký túc xá. Điều này tưởng như đang hạn chế bớt quyền tự do của các bạn sinh viên song lại chính là một công tác quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sống tại ký túc xá khi vấn đề an ninh luôn được đảm bảo.
Những bản nội quy kí túc xá của một số trường đại học
Bên cạnh đó, một số trường cũng đã bắt đầu có “Hòm thư” riêng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như các vấn đề liên quan tới an ninh. Họ thu m ý kiến từ các hòm thư và từ đó từng bước thay đổi các quy định cho phù hợp với nguyện vọng của sinh viên.
“Hòm thư an ninh” của kí túc xá Mỏ - Địa chất
Kí túc xá sinh viên thường được nhắc tới như một nơi của bao bức xúc, bất cập như thiếu điện, thiếu nước, cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp và cả an ninh trật tự. Thế nhưng cũng cần phải công nhận một điều rằng giờ đây có nhiều kí túc xá đang cố gắng vươn mình lên để có thể trở thành một kí túc xá an lành , an toàn cho sinh viên.
Bạn T.K.Minh, sinh viên năm 3 đại học Mỏ - Địa chất kể: “Ở khu vực này khá xa Trung tâm thành phố nên có rất nhiều tệ nạn xảy ra. Nhớ nhất là mấy năm trước buổi đêm thi thoảng lại có người gõ cửa kí túc xá “ xin ” tiền. Nếu không cho thì sẽ bị chặn ở cổng trường đánh. Trước đây, kí túc xá nhiều nam ở hơn. Nhưng mấy năm nay nhà trường cho nữ ở nhiều hơn. Các bạn nam muốn ở thì cũng phải chọn lọc thế nên việc trộm cắp trong kí túc xá rất ít lắm , đánh nhau cũng giảm bớt nhiều”.
Là một nơi có cơ sở vật chất khá tốt, lại nhiều nam và nằm trong trường, kí túc xá Điện Lực cũng thường gặp nhiều vấn đề về an ninh. Nhất là vào khoảng thời gian 2012 - 2103 khi nhà trường đang tu bổ lại, gạch đá đầy sân trường thì vô tình chúng lại là một vũ khí “bất đắc dĩ” cho các cuộc ẩu đả gây kinh hãi cho sinh viên.
Thế nhưng theo như lời kể của các bạn sinh viên ở đây. Gần đây, các ban cán bộ quản lí luôn thắt chặt việc quản lí nên việc đánh nhau, gây gổ ngày càng ít đi.
Bạn L.T Phong hiện đang học năm 2 của đại học Điên Lực chia sẻ: “Ở đây, 10 rưỡi là đóng cửa kí túc xá rồi. Buổi tối, cứ 5 phút lại có bảo vệ đi kiểm tra khắp sân trường. Thấy ai là bắt dừng lại hỏi và yêu cầu xem thẻ sinh viên nên trường hợp trộm cắp bên nài lọt vào ít lắm. Nếu có mất đồ thì cũng chỉ có sinh viên trong trường lấy của nhau thôi”
Việc có thể giữ gìn được an ninh tốt hay không thì không chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm đúng mức của nhà trường tới việc tu bổ lại cơ sở vật chất hay sự quản lí nghiêm của các cán bộ quản lí mà còn phụ thuộc vào chính ý thức của mỗi sinh viên. Nếu không có bạn nào có tư tưởng “không đẹp” thường gây gổ, đánh nhau hoặc “chôm đồ” hay cùng nhau đoàn kết xây dựng nên một môi trường sống trong kí túc xá tốt thì chắc hẳn kí túc xá sẽ là một môi trường an toàn để các sinh viên có thể thoải mái, yên tâm sinh hoạt, học tập, vui chơi.
Phan Linh Châu
Báo ảnh K32
Cùng chuyên mục
Bình luận