Những giáo viên trẻ cùng câu chuyện nghề trong dịp lễ 20/11

(Sóng trẻ) - Hòa chung không khí Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều giáo viên trẻ mang tâm sự về những vui buồn, trăn trở với nghề.

Lòng yêu nghề là chìa khóa dẫn đường

Với niềm yêu mến nghề giáo từ nhỏ, cô Tạ Kiều Hoa (giáo viên bộ môn Công nghệ, Trường THPT Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) quyết định đăng ký thi Sư phạm và từ đó bén duyên với nghề giáo.

anh-1-co-ta-kieu-hoa.jpg
Cô giáo Tạ Kiều Hoa. (Ảnh: NVCC)

Theo cô Hoa, yếu tố quan trọng nhất trong việc giảng dạy đó là lòng yêu nghề. Bởi thực chất nghề giáo đang có mức lương thấp, đãi ngộ còn nhiều hạn chế, khó có thể trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó những giáo viên trẻ như cô mới vào nghề được một vài năm đều đang dạy hợp đồng tại các trường học. Ngoài giờ dạy trên trường, thầy cô phải làm thêm nhiều công việc tay chân khác để đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Cô Hoa cho biết: “Tiền lương không phải mục đích chính để giữ chân tôi lại với nghề. Chính lòng yêu nghề đã giúp tôi giải quyết mọi khó khăn, áp lực trong công việc. Từ đó tôi có thể tiếp tục giảng dạy tốt, có nhiều bài dạy hay, phương pháp giảng dạy mới...”

Yếu tố quan trọng trong việc giảng dạy cho lứa học sinh ở tuổi dậy thì cần nắm bắt tâm lý, lắng nghe suy nghĩ và đưa ra định hướng đúng đắn cho các em. Trong thời đại ngày nay, tôi cũng như giáo viên khác luôn cố gắng vừa là người thầy giảng dạy kiến thức, vừa là người bạn sẻ chia mọi khúc mắc trong cuộc sống của học trò,  cô Hoa cho biết thêm.

Khi tình thương biến thành động lực

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thay vì lựa chọn công tác tại các trường học trên địa bàn thành phố, cô Đỗ Thị Hồng Hạnh (giáo viên khối lớp 2, Trường Tiểu học Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) quyết định gắn bó với các em học sinh vùng cao. Dù gặp khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt nhưng với sức trẻ, nhiệt huyết và tình yêu thương đã tạo động lực để người giáo viên trẻ Hồng Hạnh “giữ lửa” nghề.

anh-2-co-do-thi-hong-hanh.jpg
Cô giáo Đỗ Thị Hồng Hạnh. (Ảnh: NVCC)

Trường Tiểu học Sàng Ma Sáo thuộc xã Sàng Ma Sáo - thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai. Với thời tiết, địa hình vô cùng khắc nghiệt: lũ quét, sạt lở, rét đậm rét hại diễn ra thường xuyên khiến việc di chuyển của học sinh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ nội trú, bán trú cho các em học sinh nhưng tỷ lệ nghỉ học, bỏ học giữa chừng ở đây vẫn chiếm con số không hề nhỏ. 

Chia sẻ về hành trình vận động học sinh đi học, cô Hồng Hạnh tâm sự: “Khi có dịp ghé thăm từng nhà, tận mắt chứng kiến hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của phụ huynh, học sinh khiến tôi càng nhủ lòng phải cố gắng giúp đỡ các em có cơ hội được đến trường học tập”. 

“Học sinh tại đây hầu hết thuộc dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp xúc với con chữ dẫn đến việc các em tiếp thu kiến thức khá chậm. Đôi khi, một bài giảng phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng chính tinh thần hiếu học, sự hồn nhiên của học sinh đã giúp tôi xua tan bao mệt mỏi, áp lực trong công việc. Khơi dậy ở bản thân niềm yêu thương, gắn bó bền chặt với mái trường Sàng Ma Sáo” - Cô Hạnh nói thêm. 

anh-3-cac-co-giao-truong-tieu-hoc-sang-ma-sao-trong-le-ky-niem-40-nam-ngay-20_1-nguon_-nvcc.jpg
Các cô giáo Trường Tiểu học Sàng Ma Sáo trong lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Nỗi lo lắng trước những áp lực và chuẩn mực xã hội

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề giáo, cô Nguyễn Thị Minh Châu (giáo viên khối lớp 5, trường Tiểu học Phú Lương 2, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đã lựa chọn tiếp tục nối nghiệp gia đình. 

anh-4-co-nguyen-thi-minh-chau.jpg
Cô Nguyễn Thị Minh Châu. (Ảnh: NVCC)

Cô Minh Châu cho biết: “Với học sinh ở cấp tiểu học, giáo viên thường phải quan tâm, chăm chút cho từng em. Bên cạnh đó, người dạy cần hiểu được tâm lý, suy nghĩ và giúp các em phát huy được thế mạnh, năng khiếu của từng cá nhân. Với những em có tính nhút nhát hoặc quá hiếu động giáo viên phải có cách giáo dục phù hợp”. 

anh-5-cac-em-hoc-sinh-lop-5e-truong-th-phu-luong-ii-vui-don-ngay-le-20_11-nguon_nvcc.jpg
Các em học sinh (Lớp 5E, Trường Tiểu học Phú Lương 2) vui đón ngày lễ 20/11. (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ về áp lực đã và đang gặp phải, cô cho biết giáo viên tiểu học nói riêng, giáo viên các cấp nói chung đều phải tuân theo những quy định, chuẩn mực xã hội tương đối khắt khe. Bởi lẽ, họ vốn được coi như tấm gương để các em học sinh noi theo. Bản thân cô Nguyễn Thị Minh Châu ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ đạo đức nghề nghiệp và luôn cẩn trọng trong từng hành động, lời nói, cách ăn mặc,... để xây dựng hình ảnh chuẩn mực của người trao truyền tri thức.

Xã hội luôn có những phê bình khắt khe với sai phạm của nhà giáo. Khi để xảy ra sai sót thầy cô sẽ nhận phải những luồng ý kiến trái chiều cùng lời chỉ trích nặng nề. Đặc biệt với cương vị một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm như cô Châu. Nhưng với tình yêu nghề sâu sắc, cô đã khiến những trở ngại, áp lực nghề nghiệp thành động lực để hoàn thiện bản thân hơn từng ngày.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN