Những người lưu giữ kỷ vật báo chí
(Sóng Trẻ) - Qua 152 năm ra đời và phát triển, Việt Nam đã xây dựng cho mình một vị thế vững chắc trong nền báo chí thế giới. Do nhiều khó khăn về mặt kinh tế - xã hội, thời tiết, chiến tranh… nhiều tác phẩm có giá trị đã lưu lạc, thậm chí là biến mất. Tuy nhiên, vẫn có những con người thầm lặng sưu tầm, lưu giữ những tinh hoa này.
Người khởi xướng dự án sưu tầm, lưu giữ những tác phẩm báo chí này là ông Nguyễn Đình Khôi – Nguyên Giám đốc nhà Văn hóa Hội Nhà báo Việt Nam. Ông chia sẻ, trong quá trình sưu tầm hiện vật, Hội đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khan hiếm thông tin về các cựu nhà báo lão thành. Giám đốc Khu di tích lịch sử Bảo tàng Thái Nguyên đã giúp đỡ Hội rất nhiều. "Chúng tôi là người đặt nền móng, còn việc đóng góp, duy trì và phát triển hiện vật phụ thuộc vào thế hệ sau" - Ông Khôi chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Khôi tâm sự những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng đề án.
Đại tá Nguyễn Văn Khoan hào hứng chia sẻ về ý nghĩa của bảo tàng.
Đại tá TS Nguyễn Văn Khoan – người đã hiến tặng rất nhiều số báo cho Bảo Tàng cho hay: “ Tôi đã dần thấy hình hài của Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã xuất hiện 3 chữ E như trên thế giới. Chữ E thứ nhất là về “Giáo dục”, chữ E thứ hai là “ Làm giàu trí tuệ”, và chữ E cuối cùng là “Giải trí nhân văn”.
Nhà báo Nguyễn Văn Thúy chăm chú ngắm nhìn những hiện vật mình đã trao tặng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thúy – Nguyên Chủ tịch Liên chi Hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội cho biết: “Đây là trách nhiệm gìn giữ niềm tự hào cho thế hệ mai sau những kỷ vật, hiện vật có giá trị. Chắc chắn Bảo tàng sẽ là một nơi để nghiên cứu, trao đổi, tọa đàm về quá trình hình thành của nền Báo chí Việt Nam. Đây sẽ là địa điểm đón nhận công chúng báo chí nói chung, còn đối với những người làm báo nói riêng thì đó là một địa điểm đáng quý để hiểu rõ hơn sứ mệnh nghề nghiệp của mình.”
Cô Lục Văn Hải (áo đen bên tay phải) chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời
Cô Lục Văn Hải – con gái cố nhà báo Lục Văn Thao rất xúc động khi được đóng góp những di vật của bố cho bảo tàng. Công việc này không chỉ nhân lên khí phách cha ông, mà còn làm thế hệ sau hiểu được những đóng ́p thầm lặng của một phóng viên quá cố. Cô chia sẻ : "Bố tôi là một̀ phóng viên chiến trường, thuộc báo Quân đội. Ông đã khoác áo lính hơn 40 năm, tay cầm bút, ghi lại những khoảnh khắc hào hùng lẫn bi tráng trên chiến trường. Lúc đó trong tay không tiền bạc, không máy ảnh cũng như phương tiện tác nghiệp hiện đại như bây giờ. Thế nhưng, ông vẫn cho ra những tác phẩm tâm huyết nhất. Ông muốn con cháu phải trân trọng, tâm huyết nghề nghiệp, tôn trọng và biết ơn những hy sinh, mất mát của đồng đội mình, cũng như những thế hệ đi trước".
Thực hiện Nhóm 1:
Đỗ Trường Hùng (nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Minh Thùy
Hồ Thị Trang
Trần Mai Chi
Nguyễn Xuân Quỳnh
Cùng chuyên mục
Bình luận