Độc đáo nghề làm lồng chim làng Vác

(Sóng trẻ) - Ở huyện Thanh Oai, Hà Nội có làng Canh Hoạch nổi tiếng với nghề làm lồng chim với tuổi đời hàng trăm năm. 

Nghề truyền thống cha truyền con nối

Bước vào làng không khó để nhận ra không khí làng nghề khi cả hai bên đường đều phơi nan tre - nguyên liệu chủ yếu để làm lồng chim, còn các nhà xưởng thì treo lồng chim khắp sân, khắp mặt tiền.

1.jpg
Làng Vác với nghề làm lồng chim truyền thống từ nhiều đời nay. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

 

Tiếng máy, tiếng khua của máy cắt, máy xẻ tre. Sân nhà nào cũng giăng đầy những lồng chim đang làm dở dang. Từ người già đến trẻ nhỏ, chỉ bằng những thanh trúc, tre, họ đã nhanh tay tạo ra những chiếc lồng chim đẹp lạ thường!

9.jpg
Những chiếc vành lồng được phơi trong nắng vàng. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Để làm ra một chiếc lồng chim đẹp, bền, sang đòi hỏi những người thợ cần có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, phơi tre, vót nan, khoan lỗ, làm vành, mài, làm cửa, chạm khắc hoa văn. Khó hơn cả là công đoạn chạm đường viền cho các vanh lồng. 

3.jpg
Người dân trong làng ở nhiều lứa tuổi đều có thể làm được lồng chim. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Với người dân làng Vác, mỗi lồng chim là một tác phẩm từ những đôi tay khéo léo với những câu chuyện khác nhau, thấm đẫm những giọt mồ hôi vất vả của người thợ. 

4.jpg
Đặc điểm của lồng chim làng Vác đó chính là để càng lâu càng bóng, càng đẹp. 9Ảnh: Nguyễn Thúy).

Nguyên liệu làm lồng chim thường được nhập từ rừng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh...

“Không chỉ cầu kỳ ở khâu chọn nguyên liệu, các chi tiết trên lồng cũng được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo, minh họa các tích xưa như: Thập bát La Hán… hoặc dựa theo bức tranh dân gian Đông Hồ, chẳng hạn như: Đám cưới chuột hay hình ảnh tứ linh (long, ly, quy, phượng); tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai)...”, anh Nguyễn Văn Khanh - một người thợ trong làng cho biết

8.jpg
Phần đế lồng thường làm bằng gỗ thị hoặc gỗ mít để chống mối mọt. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Cũng theo anh Khanh, thị trường chính của lồng chim Canh Hoạch chủ yếu trong nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, làng cũng có một phần không nhỏ xuất đi nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Australia… Trong đó, thị trường Singapore chiếm nhiều nhất, với khoảng 70 lồng mỗi tháng.

Xuất 3000 cái/ngày, thợ làm không hết việc

Theo ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Dân Hòa, nghề làm lồng chim ở làng Vác là nghề “cha truyền con nối” có từ lâu đời. Dân làng luôn tự hào mỗi khi kể lại chuyện lồng chim làng Vác đã từng đoạt huy chương tại các kỳ triển lãm ở Hà Nội thời Pháp thuộc.

10.jpg
Làm lồng chim tỉ mẩn với nhiều công đoạn khác nhau. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Trước năm 2000, làng nghề chỉ làm theo thời vụ, nhưng mấy năm nay, đời sống của người dân nâng cao nên thú chơi chim cảnh phát triển. Do đó, từ thôn Canh Hoạch, đến nay toàn xã có 1.678 hộ theo nghề.

“Giai đoạn trước đại dịch COVID-19 là thời điểm lồng chim bán rất chạy. Ước tính, mỗi ngày cả làng xuất khoảng trên dưới 3.000 lồng, xe ôtô nườm nượp ra vào nhập hàng. Hiện thị trường đang dần trở về quỹ đạo cũ. Giá lồng chim dao động từ vài trăm cho đến chục triệu gđồng/chiếc, tùy loại”, ông Dương nói.

6.jpg
Các hộ dân đã áp dụng máy móc vào việc làm lồng chim, giúp tăng năng suất. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN