Những nỗ lực để bảo vệ cuộc sống của con người đang dần bị đánh bại bởi sự nóng lên toàn cầu

(Sóng trẻ) - Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho biết các quốc gia trên thế giới đang phải thực hiện những biện pháp mạnh tay để bảo vệ hàng tỷ người khỏi lũ lụt, hạn hán và các hiểm họa khác.

Theo báo cáo của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, sự phát triển quá mạnh mẽ của sự nóng lên toàn cầu đang vượt qua mọi nỗ lực bảo vệ hàng tỉ người trước sự thay đổi nhanh chóng của biến đổi khí hậu. Báo cáo này cảnh báo về sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nhiệt độ ngày càng tăng cao và những nỗ lực chậm chạp, rời rạc để thích ứng, chỉ còn ít thời gian để bắt kịp trước khi mọi cơ hội để cứu vãn tình hình đều vụt mất.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Trên thực tế, báo cáo này cho thấy con người và hành tinh này đang bị tấn công bởi biến đổi khí hậu như thế nào" và gọi bản tài liệu dài 3.500 trang là“ tập bản đồ về nỗi khổ của con người ”và bản cáo trạng về "sự suy đồi của những người lãnh đạo". Để nhấn mạnh những thách thức đối với hợp tác toàn cầu, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể sẽ làm làm cho các nhà lãnh đạo quên đi bản báo cáo quan trọng đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây về tình trạng dễ bị tổn thương của trái đất trước biến đổi khí hậu.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres

 

Đây là tài liệu thứ hai được phát hành trong vòng chưa đầy sáu tháng từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) do Liên hợp quốc hậu thuẫn, với hai báo cáo bổ sung dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay. Các nhà nghiên cứu trong bản báo cáo mới nhất đã tập trung vào sự thờ ơ của các quốc gia khi đối phó với biến đổi khí hậu và các hiểm họa cộng dồn gây ra bởi nhiệt độ tăng cao hơn, hiện ở mức 1,1°C so với mức thời kì tiền công nghiệp.

 

Một số phát hiện trong báo cáo mới:

- Ảnh hưởng của các dòng sông băng và lớp băng vĩnh viễn ở một số khu vực đang tan chảy gần như không thể đảo ngược.

- Một nửa thế giới đã và đang sống với tình trạng “khan hiếm nước trầm trọng”.

- Xuất hiện thêm nhiều loại bệnh nhiệt đới mới cùng mức độ tử vong tăng cao trên toàn thế giới; nhiều bệnh truyền nhiễm và bệnh lây truyền qua thực phẩm hơn.

- Tăng trưởng trong sản lượng nông nghiệp chậm lại và thời tiết khắc nghiệt gây ra tình trạng bất ổn an ninh lương thực cho hàng triệu người.

- Trong các hệ sinh thái đất liền, có tới 14% các loài động vật được nghiên cứu có thể sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng “rất cao” ở khi mức nhiệt tăng lên chạm mức 1,5°C.

Những lựa chọn của các nhà lãnh đạo đưa ra trong thập kỷ tới sẽ xác định những điều khó khăn mà chúng ta có thể tránh được trong tương lai. Các tác giả của báo cáo viết: "Sự ấm lên vượt quá mức đó sẽ gây ra nhiều hiểm họa khí hậu không thể tránh khỏi".

Cuộc chiến ở Ukraine bất ngờ bị nêu lên tại 1 cuộc họp kéo dài hai tuần, trong đó các đại biểu tham gia IPCC từ 195 quốc gia thông qua bản tóm tắt dài 36 trang. Vào ngày Chủ nhật cuối cùng sau 2 tuần họp dài đằng đẵng, Oleg Anisimov thuộc phái đoàn Nga đã xin lỗi về cuộc tấn công Ukraine. Lời xin lỗi được đưa ra sau nhận xét của trưởng phái đoàn Ukraine, Svitlana Krakovska, về tác động của chiến tranh đã ảnh hưởng tới đất nước của bà như thế nào.

Oleg Anisimov
Oleg Anisimov

 

“Biến đổi khí hậu do con người gây ra và chiến tranh chống lại Ukraine có những mối liên hệ trực tiếp và có cùng nguồn gốc. Chúng là nhiên liệu hóa thạch và sự phụ thuộc của nhân loại vào chúng ”, Krakovska, một nhà khoa học cấp cao tại Viện Khí tượng Thủy văn Ukraine, cho biết trong nhận xét nêu ra trước các đồng nghiệp IPCC.

Một nhóm gồm hơn 270 nhà khoa học và 675 cộng tác viên từ khắp nơi trên thế giới đã kiểm tra mọi lĩnh vực chính về tự nhiên và con người, bao gồm nước ngọt, bờ biển, thành phố, nông nghiệp, y tế và nghèo đói. Những phát hiện của họ đều khẳng định rằng những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đã hiện hữu trên diện rộng với những đợt nắng nóng chưa từng có, mực nước biển dâng cao và những vụ cháy rừng kỷ lục. Họ cũng cho thấy rằng con người có thể được cứu sống nhờ những chiến lược thích ứng. Một thay đổi đáng chú ý đã được nêu lên trong bản báo cáo phát hành vào năm 2014, chỉ ra rằng chúng ta có thể tổng hợp được những cách mà khí hậu thay đổi bằng các quan sát về những điều từng xảy ra trong quá khứ.

Aditi Mukherji
Aditi Mukherji

 

Aditi Mukherji, nhà nghiên cứu chính tại Viện Quản lý Nước Quốc tế và là đồng tác giả chính của chương về nước trong báo cáo của IPCC cho biết: “Chúng ta đã quá quen với việc nói về biến đổi khí hậu trong tương lai. Tất cả chúng ta cần ngừng nói về biến đổi khí hậu trong tương lai đi vì sự thật là nó đã xảy ra rồi đấy.”

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/features/2022-02-28/ipcc-report-un-scientists-warn-of-closing-window-to-ready-for-hotter-world?srnd=green-climate-adaptation

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN