Những tật xấu của sinh viên trong dịp tết

 ( Sóng trẻ)- Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi lí tưởng của sinh viên, đây cũng là dịp nhiều tật xấu được hình thành, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày.
Với tâm lí ngày Tết là được nghỉ ngơi và làm những gì mình thích, sinh viên thường bỏ qua những thói quen lành mạnh hàng ngày để ăn uống ngủ nghỉ thỏa sức. Chính vì vậy, sau Tết là khoảng thời gian sinh viên cảm thấy mệt mỏi vầ khó khăn khi trở lại cuộc sống thường ngày. Dưới đây là những tật xấu sinh viên dễ mắc phải trong dịp Tết.

1. Chểnh mảng học tập

Thời gian gần Tết nhiều bạn sinh viên có tư tưởng dã đám, thường xuyên bỏ tiết. Đây là khoảng thời gian lí tưởng đề sinh viên tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ăn tất niên cùng bạn bè nên rất ít chú trọng cho việc học. Tư tưởng chểnh mảng trong học tập tiếp diễn những ngày sau Tết.Có không ít những bạn vẫn còn sống trong dư âm ngày Tết, uể oải và thiếu tích cực với việc học tập.

093883d23_anh_1_2.jpg
Giảng đường vắng bóng sinh viên sau Tết ( Nguồn: Internet) 

Vào khoảng thời gian trước và sau Tết rất dễ để bắt gặp ở phần lớn các trường Đại học, nhất là vào các ca học buổi sáng, hiện tượng sinh viên đến trường, lớp muộn thậm chí là trốn học, bỏ tiết, lên lớp nhưng không để ý tập trung,..Nguyên nhân chủ yếu do ham chơi cố nán lại ở nhà hoặc đi du lịch nại trừ một số trường hợp như ốm đau, không bắt kịp tàu xe, gia đình có việc gấp. 

Theo chia sẻ của bạn Bích Đặng Thị, sinh viên trường Đại học Thương Mại cho biết: “Thực ra, khi gần Tết, phần lớn các sinh viên đều đi học với tinh thần uể oải, chán nản vì trong đầu nghĩ sắp tới có một kì nghỉ chơi dài không phải động đến sách vở. Hứa hẹn ra Tết sẽ học hành tử tế vẫn chưa muộn nên có tư tưởng ăn chơi .Sau Tết, bắt đầu tuần mới trong đầu sinh viên vẫn còn dư âm trong những ngày chơi Tết và với ý nghĩ vừa Tết xong chắc các cô cũng dễ tính hơn nên dẫn đến tình trạng cơ số bạn sinh viên nghỉ học”.

Đồng quan điểm với ý kiến trên bạn Nguyễn Thu Uyên, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho hay: “ Trong suốt thời gian nghỉ lễ mình không muốn bận tâm vào sách vở, chỉ tập trung vào vui chơi và sum vầy. Sau Tết khi mở sách vở ra để xem lại bài cũ và chuẩn bị kiến thức cho ngày đầu tiên đến lớp, mình cảm thấy thật chán nản.  Mình không thể chú tâm học hành được, đầu óc cứ ở đâu đâu . Có lẽ bởi dư âm Tết vẫn còn nguyên trong lòng, mình vẫn muốn chỉ được nghỉ, được chơi mà thôi”.

2. Tụ tập bàn bè quá đà 

Tết là dịp để mọi người gặp gỡ bạn bè, người thân không ít bạn sinh viên viện cớ này để tụ tập bạn bè thâu đêm suốt sáng. Những địa điểm như vũ trường, quán karaoke trở thành địa điểm lí tưởng cho việc tụ tập bạn bè. 

093883d23_anh_2.jpg

Những cuộc tụ tập bên bạn bè ( Nguồn: Internet)

Bạn Hoàng Kim Cương, sinh viên năm hai , Đại học Giao thông Vận tải tâm sự : “Trong thời gian nghỉ Tết mình dành khá nhiều thời gian cho việc gặp gỡ bạn bè, chúng mình thường đi chơi từ nhà này đến nhà khác, đi chơi thầy cô thậm chí còn có những chuyến đi chơi xa thâu đêm tại các điểm du lịch gần nhà. Chính vì thế mình cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh”.

Bạn Nguyễn Thế Anh, sinh viên trường Đại học Thủy lợi cũng cảm thấy việc tụ tập bạn bè quá đà trong dịp Tết khá phổ biến. Thế Anh chia sẻ “Mình thấy việc tụ tập bạn bè ngày Tết là khó tránh khỏi, nhất là các bạn con trai như bọn mình. Dường như thời gian mình ở nhà trong dịp Tết rất ít, đi chơi cùng bạn bè khiến mình cảm thấy thoải mái hơn.Nhiều khi bố mẹ mình cũng khó chịu về điều này”. 

3. Sử dụng quá nhiều rượu bia khi tham gia giao thông

Rượu, bia trở thành một phần quan trọng trong mỗi buổi tụ tập vào dịp Tết . Sinh viên thường có xu hướng lạm dụng rượu, bia một cách quá đà. Không những thế sau khi sử dụng rượu, bia sinh viên còn tham gia giao thông với những biểu hiện tệ hại như : chở ba chở năm, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ,...xuất phát từ tâm lí chủ quan, muốn thể hiện bản thân mà để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

093883d23_anh_3.jpg
Tai nạn dịp Tết (Nguồn: Internet)

Bạn Bùi Thanh Tùng, sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa tâm sự : “ Theo mình thấy thì vào dịp Tết, việc uống rượu, bia và vi phạm luật giao thông diễn ra phổ biến.Điều này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, để lại nỗi đau dài cho nhiều gia đình. Năm nái, người bạn thân của mình đã ra đi mãi mãi vì uống nhiều bia, rượu và không chấp hành luật lệ giao thông. Bản thân mình đã nhiều lần chở ba và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trong dịp Tết”.

4. Ngủ nướng ngày Tết

093883d23_anh_4.jpg
 Ngủ nướng dễ làm đảo lộn trật tự cuộc sống thường ngày sau Tết 
(Nguồn:Internet) 

Ngủ nướng là “căn bệnh” mãn tính của sinh viên, đặc biệt trong thời gian nghỉ Tết nhiều sinh viên thường có xu hướng ngủ cả ngày thay vì ra nài gặp gỡ mọi người. 

Bạn Thu Hương, sinh viên trường Đại học Nội Vụ chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian dài và thoải mái nhất của cả một năm bận rộn. Có những người không có được một giấc ngủ đủ giấc thì đây là cơ hội ngủ bù cho những ngày bận rộn. Cá nhân tớ dành khá nhiều ngày cho việc ngủ nướng vào dịp này. Vì thế nó khiến mình không thích nghi được với việc dậy sớm, lúc nào cũng mệt mỏi, ngáp ngủ. Phải mất một thời gian dài mình mới trở lại được với lối sinh hoạt thường ngày”.

5. Chế độ ăn uống không phù hợp

093883d23_anh_5.jpg
Ăn uống ngày Tết (Nguồn:Internet) 

Việc không ăn uống điều độ, thường xuyên ăn không đúng bữa là tình trạng chung của các bạn sinh viên trong dịp Tết. Bạn Nguyễn Thị Thơm, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khi nói về vấn đề này vui vẻ chia sẻ: “Trong dịp Tết mình ăn uống rất thất thường, không ăn đúng bữa.Bởi vì ngày Tết hầu như nhà nào cũng bày đồ ăn. Mình hay ăn những đồ ngọt như bánh, kẹo hay đồ uống có ga. Điều này khiến mình gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.”
Nguyễn Quỳnh – Trung Anh
ĐPTK34A2





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN