Ngôi trường giữa vùng cao biên giới
(Sóng Trẻ) - Ngày ngày, trong màn sương trắng của một bản làng nơi vùng cao biên giới vẫn vang lên tiếng đọc bài, tiếng hát của học sinh. Những âm thanh ấy là tín hiệu vui mừng, niềm hy vọng cho một tương lai đầy tươi sáng của 18 bản làng xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Được thành lập vào năm 2006, Trường phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch đóng ở bản Cà Roong 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Học sinh là con em đồng bào các dân tộc Ma Coong, Vân Kiều, Bru…đến từ 18 bản trong toàn xã. Đây là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Quảng Bình, nằm ở phía Tây của huyện, gần sát biên giới Lào. Đời sống dân bản vốn đã khó khăn nên cái chữ đến với trẻ em cũng vô cùng gian nan, vất vả.
Toàn trường có 11 giáo viên, tất cả đều từ miền xuôi lên. Ở đây, bà con đều dùng tiếng dân tộc. Vì vậy, trước hết, các thầy cô phải học tiếng của bà con rồi mới dạy tiếng Kinh, dạy kiến thức cho học sinh. Thầy cô ở ngôi trường này không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của một người giáo viên mà kiêm luôn vai trò của người mẹ, người anh, người chị, dỗ dành, động viên các em. Dạy chữ, dạy kiến thức cho các em, nhưng còn phải giúp các em giữ vệ sinh, chăm lo cho các em từ bữa cơm, giấc ngủ.
Thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Văn Thanh cho biết, cuộc sống ở đây còn lạc hậu nên cả phụ huynh và học sinh đều cho rằng: học là vì thầy cô giáo, vì cán bộ, bộ đội biên phòng…nên thích thì đến trường không thì nghỉ.
Theo lịch, cứ 3 tuần học, trường lại cho học sinh nghỉ một tuần về nhà. Nhiều bản cách trường cả ngày đi bộ, hết tuần nghỉ, các em nghỉ luôn ở nhà, Lớp vắng học sinh, các thầy cô lại lặn lội đường rừng vào tận bản gọi các em trở lại lớp. Toàn bộ học sinh của trường đều được miễn học phí và nhận 412 nghìn đồng tiền học bổng hàng tháng. Tuy nhiên, nếu trời rét, không có dép đi, không có áo ấm mặc là các em bỏ học hoặc nằm ngủ ở phòng không chịu lên lớp, cơm không đủ no, các em cũng rủ nhau bỏ trường về bản…
Đời sống của bà con dân tộc Thượng Trạch còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, có em mới 13, 14 tuổi đã cưới vợ, lấy chồng…Các thầy cô lại phải vào từng bản, từng nhà mới thuyết phục được các em trở lại lớp. Chuyện cả hai vợ chồng cùng đi học, cùng ngồi chung một lớp là hoàn toàn bình thường, thậm chí, đó được xem là thành công của các thầy cô giáo và bộ đội biên phòng.
Ban đầu lên đây công tác, nhìn cảnh bản làng heo hút, trẻ em nheo nhóc lười học, thầy cô giáo ai cũng nản, cũng muốn bỏ về xuôi. Nhưng càng gắn bó với các em, thì càng thấy thương và chẳng thầy cô nào còn nỡ bỏ các em mà về. Con đường 20 Quyết Thắng, từ trung tâm xã Sơn Trạch vào đến trường gần 40 cây số, nhưng đó là cả một chặng đường dài xuyên rừng, vượt núi… Trước đây chỉ có xe tải chuyên dùng chở cát và xe máy địa hình mới vào được. Giờ đường tốt hơn nên các thầy cô có thể đi bằng xe máy nhưng phải thầy giáo nào đi thật vững mới dám cầm lái, còn nếu không thì thuê xe ôm phải mất 400.000 đồng/lượt. Vừa đi, vừa khiêng, mất cả ngày đường mới vào đến trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, tổng phụ trách đội của trường cho biết, học sinh ở đây rất ham thích các hoạt động tập thể như: văn nghệ, đốt lửa trại, múa hát tập thể, mua sạp…Muốn giữ chân các em lại trường thì đầu tiên là phải tổ chức hoạt động văn hóa tinh thần cho các em. Chính vì vậy, mà nhà trường thường xuyên có những hoạt động giao lưu giữa thầy cô giáo, học sinh với bộ đội biên phòng.
Sau ba năm thành lập, trường phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã bắt đầu khởi sắc. Với sự nỗ lực hết mình của các thầy cô giáo, học sinh đã đến lớp đều hơn và gắn bó với trường hơn. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của trường đều đạt từ 90% trở lên. Thầy hiệu trưởng vui mừng báo tin, hiện nay có 5 em học sinh lớp 9 đã thi đỗ và đang theo học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Đó đã là một kết quả rất lớn, cổ vũ, động viên cho cả thầy cô và học sinh nơi đây cố gắng hơn trong công tác dạy và học.
Khó khăn lớn nhất của trường hiện nay chính là sự bất đồng ngôn ngữ và cơ sở vật chất thiếu thốn. Nài phòng học và nhà ở cho học sinh thì phòng công vụ cho giáo viên, rồi thư viện, phòng đa năng…đều chưa có. Nhà ở nội trú cho giáo viên còn thiếu, nhiều cô thầy còn phải ở nhờ trong nhà ủy ban xã. Vì cách xa trung tâm nên lương thực của cả học sinh và giáo viên chủ yếu đều là tự túc. Thầy cô nào có dịp về xuôi đều tận dụng mang theo túi to, túi nhỏ nào cá khô, muối vừng…Có khi trời mưa, lạnh giá không trồng được rau nên cả cô thầy và học sinh cả tháng trời chỉ ăn độc một món cá khô!
Khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng thầy trò nhà trường vẫn đang không ngừng cố gắng. Ngày ngày, trong màn sương trắng của bản làng vùng cao biên giới này vẫn vang lên tiếng đọc bài, tiếng hát của học sinh. Những âm thanh ấy là tín hiệu vui mừng, niềm hy vọng cho một tương lai đầy tươi sáng của 18 bản làng xã Thượng Trạch.
Được thành lập vào năm 2006, Trường phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch đóng ở bản Cà Roong 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Học sinh là con em đồng bào các dân tộc Ma Coong, Vân Kiều, Bru…đến từ 18 bản trong toàn xã. Đây là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Quảng Bình, nằm ở phía Tây của huyện, gần sát biên giới Lào. Đời sống dân bản vốn đã khó khăn nên cái chữ đến với trẻ em cũng vô cùng gian nan, vất vả.
Toàn trường có 11 giáo viên, tất cả đều từ miền xuôi lên. Ở đây, bà con đều dùng tiếng dân tộc. Vì vậy, trước hết, các thầy cô phải học tiếng của bà con rồi mới dạy tiếng Kinh, dạy kiến thức cho học sinh. Thầy cô ở ngôi trường này không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của một người giáo viên mà kiêm luôn vai trò của người mẹ, người anh, người chị, dỗ dành, động viên các em. Dạy chữ, dạy kiến thức cho các em, nhưng còn phải giúp các em giữ vệ sinh, chăm lo cho các em từ bữa cơm, giấc ngủ.
Thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Văn Thanh cho biết, cuộc sống ở đây còn lạc hậu nên cả phụ huynh và học sinh đều cho rằng: học là vì thầy cô giáo, vì cán bộ, bộ đội biên phòng…nên thích thì đến trường không thì nghỉ.
Theo lịch, cứ 3 tuần học, trường lại cho học sinh nghỉ một tuần về nhà. Nhiều bản cách trường cả ngày đi bộ, hết tuần nghỉ, các em nghỉ luôn ở nhà, Lớp vắng học sinh, các thầy cô lại lặn lội đường rừng vào tận bản gọi các em trở lại lớp. Toàn bộ học sinh của trường đều được miễn học phí và nhận 412 nghìn đồng tiền học bổng hàng tháng. Tuy nhiên, nếu trời rét, không có dép đi, không có áo ấm mặc là các em bỏ học hoặc nằm ngủ ở phòng không chịu lên lớp, cơm không đủ no, các em cũng rủ nhau bỏ trường về bản…
Đời sống của bà con dân tộc Thượng Trạch còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, có em mới 13, 14 tuổi đã cưới vợ, lấy chồng…Các thầy cô lại phải vào từng bản, từng nhà mới thuyết phục được các em trở lại lớp. Chuyện cả hai vợ chồng cùng đi học, cùng ngồi chung một lớp là hoàn toàn bình thường, thậm chí, đó được xem là thành công của các thầy cô giáo và bộ đội biên phòng.
Ban đầu lên đây công tác, nhìn cảnh bản làng heo hút, trẻ em nheo nhóc lười học, thầy cô giáo ai cũng nản, cũng muốn bỏ về xuôi. Nhưng càng gắn bó với các em, thì càng thấy thương và chẳng thầy cô nào còn nỡ bỏ các em mà về. Con đường 20 Quyết Thắng, từ trung tâm xã Sơn Trạch vào đến trường gần 40 cây số, nhưng đó là cả một chặng đường dài xuyên rừng, vượt núi… Trước đây chỉ có xe tải chuyên dùng chở cát và xe máy địa hình mới vào được. Giờ đường tốt hơn nên các thầy cô có thể đi bằng xe máy nhưng phải thầy giáo nào đi thật vững mới dám cầm lái, còn nếu không thì thuê xe ôm phải mất 400.000 đồng/lượt. Vừa đi, vừa khiêng, mất cả ngày đường mới vào đến trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền, tổng phụ trách đội của trường cho biết, học sinh ở đây rất ham thích các hoạt động tập thể như: văn nghệ, đốt lửa trại, múa hát tập thể, mua sạp…Muốn giữ chân các em lại trường thì đầu tiên là phải tổ chức hoạt động văn hóa tinh thần cho các em. Chính vì vậy, mà nhà trường thường xuyên có những hoạt động giao lưu giữa thầy cô giáo, học sinh với bộ đội biên phòng.
Sau ba năm thành lập, trường phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã bắt đầu khởi sắc. Với sự nỗ lực hết mình của các thầy cô giáo, học sinh đã đến lớp đều hơn và gắn bó với trường hơn. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của trường đều đạt từ 90% trở lên. Thầy hiệu trưởng vui mừng báo tin, hiện nay có 5 em học sinh lớp 9 đã thi đỗ và đang theo học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Đó đã là một kết quả rất lớn, cổ vũ, động viên cho cả thầy cô và học sinh nơi đây cố gắng hơn trong công tác dạy và học.
Khó khăn lớn nhất của trường hiện nay chính là sự bất đồng ngôn ngữ và cơ sở vật chất thiếu thốn. Nài phòng học và nhà ở cho học sinh thì phòng công vụ cho giáo viên, rồi thư viện, phòng đa năng…đều chưa có. Nhà ở nội trú cho giáo viên còn thiếu, nhiều cô thầy còn phải ở nhờ trong nhà ủy ban xã. Vì cách xa trung tâm nên lương thực của cả học sinh và giáo viên chủ yếu đều là tự túc. Thầy cô nào có dịp về xuôi đều tận dụng mang theo túi to, túi nhỏ nào cá khô, muối vừng…Có khi trời mưa, lạnh giá không trồng được rau nên cả cô thầy và học sinh cả tháng trời chỉ ăn độc một món cá khô!
Khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng thầy trò nhà trường vẫn đang không ngừng cố gắng. Ngày ngày, trong màn sương trắng của bản làng vùng cao biên giới này vẫn vang lên tiếng đọc bài, tiếng hát của học sinh. Những âm thanh ấy là tín hiệu vui mừng, niềm hy vọng cho một tương lai đầy tươi sáng của 18 bản làng xã Thượng Trạch.
Bích Thủy
Lớp Phát thanh K26
Lớp Phát thanh K26
Cùng chuyên mục
Bình luận