Nỗi khổ ở chung với chủ trọ
(Sóng Trẻ) - Chuyện thuê trọ vốn được nhiều sinh viên đánh giá đôi khi là sự... may rủi. Sẽ là may nếu sinh viên thuê được một căn phòng tốt, chủ trọ dễ tính. Và sẽ là rất rủi nếu gặp phải chủ trọ tai quái, luôn nghĩ ra trăm phương nghìn cách để hạch sách sinh viên thuê trọ. Mối quan hệ chủ trọ - sinh viên luôn đặt trong tình trạng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”.
Ước muốn nhỏ nhoi và hiện thực phũ phàng
Tâm lý chung của các sinh viên đều mong muốn nhanh chóng tìm cho mình nơi ở ổn định, an ninh tốt, gần trường, giá cả thì hợp lí.
T là tân sinh viên nghe anh chị kể rất nhiều về vấn đề mất đồ, cắt điện, mất nước, an ninh rất bất ổn… ở các khu nhà trọ. Rút kinh nghiệm từ anh chị đi trước, bố mẹ T đã tìm cho T được một nhà trọ ở chung với nhà chủ vì nghĩ là chỉ có tầm 4 đến 5 phòng thì an ninh sẽ tốt hơn với ở với nhà chủ thì sẽ quản lí được thời gian giờ giấc.
Nỗi buồn đi ở trọ (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Sau một thời gian, T nhận thấy ở cùng nhà chủ rất ngột ngạt, không thoải mái. Vì nhà chủ sinh hoạt ở tầng 1 nên T đi đâu, làm gì cũng bị dòm ngó, rất khó chịu. T là người rất cẩn thận vệ sinh sạch sẽ thế mà lúc não cũng bị nhắc nhở là chưa lau cầu thang, quyét dọn tầng thượng. Thật vô lí.
"Trâu dữ mất họ, chủ trọ dữ… hết bạn bè"
Ở với nhà chủ thì bạn bè cũng phải hạn chế tối đa. Bạn bè đến nhà cũng bị soi mói, mỗi lần bạn về thì lại bị nhắc nhở. Một lần sinh nhật bạn cùng phòng với T, bạn T có mời vài người bạn thân đến sinh nhật (đã xin phép bà chủ). Sinh viên thì ai chẳng vậy, bạn bè là phần không thể thiếu, vẫn đang ‘tuổi ăn tuổi chơi”, nghĩa là đã xin phép nên có cười đùa hơi to. Thế mà khi bạn về, phòng T bị “ca” một bài rùi lần sau cấm bạn bè đến.
Câu chuyện của T là một trong vô vàn những câu chuyện về muôn nỗi lo của sinh viên đi ở trọ. Nhiều khi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, tránh được “quy định sắt” ở chỗ trọ cũ. nhiều sinh viên ngay lập tức gặp phải “quy định thép” ở chỗ trọ mới. Và như thế, mối quan hệ giữa chủ trọ với sinh viên có lẽ chẳng bao giờ hết “nóng”.
Khi xưa sống với gia đình, được cha mẹ lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ nên ta có biết gì gọi là "kiếp ở trọ" đâu. Nay phải đi tìm từng nơi để có chỗ ở thì thật mới hiểu hết được những nỗi lo toan của các bạn sinh viên xa quê lên thành phố để đi học. Ngồi trong căn phòng trọ mà nhiều lúc nhớ cha mẹ vô cùng. Thế nhưng, cuộc sống càng khó khăn thì ta càng phải vươn lên và vượt qua nó.
Trần Thị Kim Bông
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ước muốn nhỏ nhoi và hiện thực phũ phàng
Tâm lý chung của các sinh viên đều mong muốn nhanh chóng tìm cho mình nơi ở ổn định, an ninh tốt, gần trường, giá cả thì hợp lí.
T là tân sinh viên nghe anh chị kể rất nhiều về vấn đề mất đồ, cắt điện, mất nước, an ninh rất bất ổn… ở các khu nhà trọ. Rút kinh nghiệm từ anh chị đi trước, bố mẹ T đã tìm cho T được một nhà trọ ở chung với nhà chủ vì nghĩ là chỉ có tầm 4 đến 5 phòng thì an ninh sẽ tốt hơn với ở với nhà chủ thì sẽ quản lí được thời gian giờ giấc.
Nỗi buồn đi ở trọ (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Sau một thời gian, T nhận thấy ở cùng nhà chủ rất ngột ngạt, không thoải mái. Vì nhà chủ sinh hoạt ở tầng 1 nên T đi đâu, làm gì cũng bị dòm ngó, rất khó chịu. T là người rất cẩn thận vệ sinh sạch sẽ thế mà lúc não cũng bị nhắc nhở là chưa lau cầu thang, quyét dọn tầng thượng. Thật vô lí.
"Trâu dữ mất họ, chủ trọ dữ… hết bạn bè"
Ở với nhà chủ thì bạn bè cũng phải hạn chế tối đa. Bạn bè đến nhà cũng bị soi mói, mỗi lần bạn về thì lại bị nhắc nhở. Một lần sinh nhật bạn cùng phòng với T, bạn T có mời vài người bạn thân đến sinh nhật (đã xin phép bà chủ). Sinh viên thì ai chẳng vậy, bạn bè là phần không thể thiếu, vẫn đang ‘tuổi ăn tuổi chơi”, nghĩa là đã xin phép nên có cười đùa hơi to. Thế mà khi bạn về, phòng T bị “ca” một bài rùi lần sau cấm bạn bè đến.
Câu chuyện của T là một trong vô vàn những câu chuyện về muôn nỗi lo của sinh viên đi ở trọ. Nhiều khi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, tránh được “quy định sắt” ở chỗ trọ cũ. nhiều sinh viên ngay lập tức gặp phải “quy định thép” ở chỗ trọ mới. Và như thế, mối quan hệ giữa chủ trọ với sinh viên có lẽ chẳng bao giờ hết “nóng”.
Khi xưa sống với gia đình, được cha mẹ lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ nên ta có biết gì gọi là "kiếp ở trọ" đâu. Nay phải đi tìm từng nơi để có chỗ ở thì thật mới hiểu hết được những nỗi lo toan của các bạn sinh viên xa quê lên thành phố để đi học. Ngồi trong căn phòng trọ mà nhiều lúc nhớ cha mẹ vô cùng. Thế nhưng, cuộc sống càng khó khăn thì ta càng phải vươn lên và vượt qua nó.
Trần Thị Kim Bông
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận