Nói không với khai thác phế liệu từ bom mìn, vật nổ


(Sóng trẻ) – Đây là thông điệp được đưa ra trong Lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bom mìn 4/4 diễn ra vào 9 giờ sáng nay (31/3) tại Quảng trường Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (BCĐ 701) tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về  thực trạng, hậu quả của bom mìn và công tác khắc phục trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, giúp bạn bè thế giới hiểu rõ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc huy động, triển khai các nguồn lực, từng bước khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh để ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.

Tham dự chương trình có: ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng chí, Trung tướng Nguyễn Thế Kép, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương và Thành phố Hà Nội; đại diện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ; 20 nạn nhân bom mìn tỉnh Hà Giang; hàng nghìn tình nguyện viên cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.

cfa0d7167_i_3561.jpg

Quang cảnh Lễ mít tinh

Cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam đã để lại một số lượng bom mìn đa dạng và hết sức nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Ước tính số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng trên 800 nghìn tấn; diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,7% tổng diện tích cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn rải rác ở cả 63 tỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt có địa phương có đến 80% diện tích bị ô nhiễm. 

cfa0d7167_i_3578.jpg

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu tại Lễ mít tinh

Phát biểu tại Lễ mít tinh, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả bom mìn, nhiều chính sách đã được ban hành. Hằng năm, Chính phủ chi hàng nghìn tỉ đồng, tương đương với hàng trăm triệu đô la để khắc phục hậu quả, giải phóng đất đai, đưa nhân dân về sinh sống, đầu tư cho hoạt động tái định cư, an sinh xã hội ở vùng bị ô nhiễm bom mìn và các hoạt động giáo dục về hiểm họa phòng chống bom mìn và hỗ trợ nạn nhân. Đến nay, 100% nạn nhân bom mìn đã được giải quyết chế độ chính sách, được tặng thẻ bảo hiểm y tế, và được hỗ trợ phục hồi chức năng, học nghề.

Năm nay, Lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bom mìn 4/4 lấy chủ đề “Tăng cường bảo vệ hòa bình và phát triển” với thông điệp “Nói không với khai thác phế liệu từ bom mìn, vật nổ”. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng về một thế giới hòa bình không có bom mìn, một cuộc sống bình yên và phát triển của nhân dân Việt Nam. 

Tại Lễ mít tinh, 20 nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Hà Giang đã được Ban tổ chức hỗ trợ sinh kế, giúp ổn định cuộc sống. Mỗi nạn nhân nhận được số tiền hỗ trợ là 12 triệu đồng.

cfa0d7167_i_3588.jpg

20 nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Giang nhận hỗ trợ từ Ban tổ chức

Sau Lễ mít tinh, các đại biểu, 20 nạn nhân bom mìn tỉnh Hà Giang cùng hàng nghìn các tình nguyện viên đã tham gia diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm. Cuộc diễu hành thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và nhiều du khách nước nài có mặt tại hồ Hoàn Kiếm trong sáng nay.

cfa0d7167_i_3604.jpg

Đoàn diễu hành bắt đầu xuất phát tại Tượng đài Lý Thái Tổ

cfa0d7167_i_3620.jpg

Các tình nguyện viên tham gia chương trình ở mọi lứa tuổi

050005714_i_3655.jpg

Các bạn tình nguyện viên hô vang thông điệp “Nói không với bom mìn”

Là một tình nguyện viên trong đoàn diễu hành, bạn Nguyễn Ánh Ngọc (sinh viên năm nhất, khoa Y Dược, Đại học Thành Đô) chia sẻ: “Theo mình, đây là một hoạt động rất ý nghĩa. Đến với chương trình, mình được gặp nhiều người, hiểu hơn về những tác hại của bom mìn, những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bom mìn. Là sinh viên, mình sẽ tuyên truyền cho mọi người để phòng tránh tác hại của bom mìn”

050005714_i_3675.jpg

Gần 1.000 tình nguyện viên đã có mặt hưởng ứng sự kiện ý nghĩa này

Chương trình mít tinh và diễu hành kết thúc thành công tốt đẹp. Theo thông tin từ Ban tổ chức, Tổng đài ủng hộ cho Quỹ khắc phục hậu quả của bom mìn và hỗ trợ các nạn nhân của bom mìn được mở từ 9 giờ sáng hôm nay (31/3) đến 17 giờ ngày 30/4. Mọi người có thể bắt đầu nhắn tin để ủng hộ cho quỹ với cú pháp BM gửi 1403. Mỗi tin nhắn sẽ đóng góp cho quỹ 20.000 đồng. 

Ngày 24/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành quyết định 701 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh, huy động, vận động tài trợ nhằm thu hút các nguồn lực trong và nài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.

Ngày 24/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành quyết định 701 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh, huy động, vận động tài trợ nhằm thu hút các nguồn lực trong và nài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.

Vũ Hảo
Báo in K36A1



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN