Nỗi lòng du học sinh ngày giáp Tết

(Sóng trẻ) - Hoa đào đã khoe sắc thắm trên khắp các con phố, báo hiệu một năm mới nữa lại đến. Những đứa con đi học, đi làm xa quê đang tất bật thu xếp công việc để trở về bên gia đình, đón một cái Tết đoàn viên. Thế nhưng, vẫn có nhiều bạn du học sinh không thể về đón Tết với người thân và phải chào đón năm mới nơi xứ người.

Tết không đơn độc ở trời Tây

Tết Kỷ Hợi là năm thứ hai bạn Trần Khánh Loan (sinh viên trường Nhật ngữ ARMS – Nhật Bản) phải xa gia đình. Nhật Bản là một quốc gia thuộc Châu Á nhưng do có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phương Tây nên từ lâu, người Nhật đón Tết theo Dương lịch. Theo chia sẻ của Loan, Tết ở Nhật Bản rất khác ở Việt Nam, họ chỉ nghỉ Tết 3 ngày, quây quần bên gia đình đón giao thừa và đi chùa cùng người thân chứ không nghỉ dài ngày, ăn uống linh đình như ở nước ta.

Vì ngày nghỉ nên những du học sinh như bạn Loan lại tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, sau một ngày dài làm việc vất vả, cộng đồng người Việt lại quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên để tạm biệt năm cũ và xua tan đi nỗi nhớ quê hương. “Bọn mình rủ nhau đi ăn, ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm về Tết Việt Nam, ai cũng nhớ nhà, sống mũi cay cay nhưng luôn động viên nhau để cố gắng. Thực sự mình rất vui vì có những người bạn Việt Nam nơi xứ người, họ giúp đỡ mình trong tất cả mọi việc, làm cho mình cảm giác như đang ở Việt Nam vậy”, Khánh Loan chia sẻ.

0a98c92fd_anh_1_1.jpg

Những bữa ăn cùng cộng đồng người Việt của Khánh Loan (Ảnh NVCC)

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Nhật vẫn đi học, đi làm bình thường và họ thường không biết về phong tục đón Tết ở Việt Nam. Những ngày này, cộng đồng người Việt thường tổ chức các tua đi du lịch ở các địa điểm nổi tiếng của Nhật Bản, đi chùa, đi trượt tuyết…Theo cảm nhận của Loan: “Những chuyến đi ấy làm cho bọn mình hào hứng chào đón một năm mới và có động lực để trở lại với học hành và công việc”.

Gần 2 năm xa nhà, Khánh Loan cảm thấy may mắn khi có rất đông cộng đồng người Việt ở bên này và có những người bạn bản xứ rất thân thiện, tốt bụng, giúp đỡ Loan trong học tập cũng như công việc. Cô bạn rất nhớ quê và thèm cảm giác ăn Tết bên gia đình. Nhắc đến gia đình, Loan có chút nghẹn ngào: “Mình nhớ những cái Tết ở nhà, mồng 1 đi thăm ông bà, được người lớn lì xì năm mới, cả nhà quây quần bên mâm cơm với bánh chưng, dưa hành muối, thịt đông,… những món ấy mẹ mình làm nn lắm”.

Thêm một cái Tết ở Nhật Bản, Khánh Loan luôn muốn người thân, bạn bè ở nhà khỏe mạnh, hạnh phúc và đón một cái Tết đầm ấm. “Mình luôn hứa với bố mẹ sẽ học tập thật tốt để sớm trở về nhà. Mình vừa lục lại những bức ảnh chụp cùng hoa đào, cùng gia đình vào dịp Tết ở Việt Nam và có cảm giác như vừa hôm qua vậy. Thời gian sẽ trôi nhanh thôi và mình luôn mong chờ ngày được trở về Việt Nam đón Tết đoàn viên”, cô bạn hào hứng chia sẻ.

Tết ở trời Nga và nỗi nhớ quê nhà

Bạn Nguyễn Hoàng Yến - sinh viên trường Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc Nga chia sẻ: “Đây là cái tết xa nhà thứ hai của mình, Tết đối với những du học sinh như mình càng trở nên thiêng liêng và gợi nhiều cảm xúc. Nếu như bên này mình vẫn đang đi học, đi làm thì ở nhà mọi người đang tấp nập sắm sửa cho một mùa xuân mới. Thực sự rất thèm cái cảm giác đón Tết bên người thân gia đình, thèm cảm giác được ngồi gói bánh chưng với bà và mẹ rồi cùng mọi người sắm sửa đón tết. Nhớ lại thật ấm áp quá!”.

Giữa trời đông tuyết trắng ở Nga nghĩ về Tết cổ truyền của quê hương giọng Yến có đôi lúc lạc đi. Dù đã gắn bó với nước Nga 2 năm nhưng cứ mỗi dịp xuân về nỗi nhớ nhà, nhớ người thân lại trào lên mạnh mẽ. Nỗi buồn đó không phải của riêng ai. 

Hiểu được nỗi lòng những du học sinh xa quê ngày Tết, đơn vị lưu học sinh Việt Nam ở viện tiếng Nga nơi Yến đang theo học đã tổ chức chương trình “Tết 2018 – Câu chuyện đầu năm”. Yến chia sẻ với sự hào hứng: “Đó là một chương trình rất công phu, được chuẩn bị chu đáo thấm đượm bản sắc văn hoá Việt Nam. Chương trình có sự ghi hình tác nghiệp của đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan thống tấn báo chí trong và nài nước. Mình cũng vinh dự được tham gia văn nghệ, và được nói lên cảm nhận của mình nó làm vơi được phần nào nỗi nhớ hương vị Tết quê hương”.

ea5365760_anh_3.jpg

Nguyễn Hoàng Yến trong tà áo dài truyền thống đón xuân Mậu Tuất 2018 (Ảnh NVCC)

Khi được hỏi về sự giống và khác nhau giữa Tết cổ truyền dân tộc và Tết ở Nga Yến đã có những nhận xét rất chi tiết. Năm mới tại Nga cây thông là loài cây được dùng để trang hoàng nhà cửa, người Nga quan niệm ăn quýt vào ngày Tết sẽ đem lại thành công cho cả năm đó. Đêm giao thừa ở Nga ông già tuyết Santa và công chúa tuyết sẽ xuất hiện khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm. Một nét văn hoá đặc sắc của người dân Nga là tục tặng quà, nếu ở Việt Nam là những phong bao lì xì đỏ xinh xắn để may mắn, bình an, thì ở Nga họ dành tặng cho người thân, bạn bè những món quà, tặng phẩm kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất (chai rượu vang, hộp socola,…).

“Năm mới đã rất gần với chúng ta rồi, ở nơi phương xa này mình muốn gửi những lời chúc ấm áp nhất tới gia đình, người thân và bạn bè. Mình mong muốn tất cả những người mình yêu thương có sức khoẻ dồi dào, đạt được nhiều thành công trong năm mới. Chúc những người con xa xứ như mình có một cái tết không cô đơn, hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ vô hình để nắm bắt những cơ hội và bình an trở về bên gia đình, với quê hương. Việt Nam sẽ lại chào đón chúng ta như phút ban đầu ta nhìn thấy thế giới vậy” – Yến nhắn nhủ.

Phan Loan – Trần Ngà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN