Nửa đời nhọc nhằn cho co
(Sóng Trẻ) - "Đời tôi mênh mông bể sở lắm, tôi chỉ cần bốn tấm cột bê tông là xong, bây giờ mối lo duy nhất của tôi là lo sao cho đứa con gái ốm yếu bệnh tật có được nghành nghề ổn định và tìm được chỗ dựa vững chắc, thương nó lắm nhưng sức của tôi không biết còn che chắn cho nó được bao nhiêu nữa”-đó là nỗi đau đáu của một người mẹ bất hạnh tên Nguyễn Thị Đông, sống tại thôn Định Tân, xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Sinh năm 1963, trong một gia đình thuần nông, cũng như bao cô gái miền quê xứ Thanh khác, cách đây hơn 20 mươi năm, cô thiếu nữ đang ngời sức xuân ấy cất bước theo chồng để lại đằng sau bao ánh mắt ngẩn ngơ của đám trai làng. Những tưởng cuộc đời hạnh phúc mở ra khi được kề cận bên người mình yêu thương, nhưng trớ trêu thay, bước nặt ấy đã đẩy cô vào chuỗi ngày đau khổ .
Tình mẫu tử
Về Định Tân trong cái nắng gay gắt của trưa hè, một dáng gầy liêu xiêu đang đổ nghiêng trên mảnh đất mưu sinh. Có ai biết rằng, cái bóng dáng ấy đằng đẵng mấy chục năm trời một mình bôn ba lặn lội nuôi nấng hai đứa con khôn lớn thành người chỉ từ đôi bàn tay trắng.
Lấy chồng chưa được bao lâu thì chồng nhập ngũ, mãi đến gần 30 tuổi chị mới được hưởng cái thiên chức mơ ước của người phụ nữ khi năm 1991 đứa con gái đầu lòng cất tiếng khóc chào đời, rồi hơn hai năm sau đó, đứa con trai thứ hai cũng ra đời trong niềm mong mỏi của cả gia đình. Nhưng bất hạnh cũng bắt đầu từ đây khi người chồng sinh lòng phụ bạc, ra đi tìm “miền đất mới”, để lại cho chị một nách hai đứa con thơ cùng sự dị nghị của xung quanh và sự thờ ơ của gia đình nhà chồng mà không hề ngó ngàng gì đến. Nuốt nước mắt vào trong, vượt qua nỗi đau ấy chị đã gắng gượng đứng dậy, gồng gánh mưu sinh để lo cho các con.
Bồng bế con ra ở riêng với một túp lều và mấy sào ruộng, ngày nắng cũng như ngày mưa, người ta đều thấy chị quang gánh lủi thủi một mình trên cánh đồng chăm chỉ làm lụng, chị chỉ mong sao ông trời đừng lụt lội, đừng hạn hán để còn kiếm được niêu cơm cho ba mẹ con. Ruộng không có trâu, không có máy móc để cầy xới, mùa nào nhờ được người cày giúp thì đỡ còn không chỉ với đôi bàn tay và cái cuốc. Khi tôi hỏi một mình làm như vậy thì bao giờ mới xong được, chị cười xòa, ôi dào, ngày nay không xong thì ngày mai, ngày mai chưa xong thì ngày kế tiếp, làm tới bao giờ xong thì thôi. Bên nại ai cũng điều kiện kinh tế khó khăn cả nên không biết nhờ vào ai, chỉ biết dựa vào chính mình.
Phong ba của cuộc đời người đàn bà ấy đâu chỉ dừng lại ở đó khi đứa con cả lớn lên không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Ban đầu chỉ là viêm mũi dị ứng nhưng do không có điều kiện để chạy chữa, cứ để triền miên ngày này qua ngày khác, cắt thuốc qua cơn, chỉ đến khi bị nặng rồi chị mới đem con xuống bệnh viện tỉnh khám, lúc này bệnh đã biến chứng, muốn điều trị phải có thật nhiều tiền mà khi đó trong nhà chẳng có một tài sản nào đáng giá. Chị đành ngậm ngùi mang con về trong nước mắt xót xa. “Nhiều hôm giữa đêm khuya, con bé lên cơn hen, ngại không dám làm phiền hàng xóm, tôi đành gửi đứa nhỏ sang nhà bà con rồi một mình cõng con lên trạm xá, trời đêm tối mịt mùng nhưng tôi chạy như không có vật cản gì trước mắt kể cả khi bàn chân đau nhức vì dẫm phải mảnh trai, mảnh sành do trời tối, lúc ấy có biết đau đớn là gì đâu, chỉ mong sao chạy thật nhanh để mang nó đến trạm xá tiêm cấp cứu. Khi con bé dứt cơn, bác sĩ bảo phải để nó nằm lại để điều trị và theo dõi nhưng khổ nỗi trong tay không một xu dính túi, đến tiền thuốc cũng phải chịu thì làm sao dám để nó nằm lại. Cho đến bây giờ nó cũng chỉ dùng thuốc uống cầm cơn, cắt cơn thôi cô ạ”. Nước mắt chị lại lăn dài trên hai gò má gầy guộc nhuốm màu sương gió.
Những gì có thể chị đã dành hết cho hai đứa con yêu, còn nhận về mình đớn đau vất vả.
Năm 29 tuổi, trong giông gió, một luồng sét quét ngang xuống cái cây cao ngay sau nhà, tuy tại qua nạn khỏi nhưng vì sức ép của luồng sét đó quá lớn đã ảnh hưởng đến dây thần kinh cùng não bộ của chị. Từ đó trở đi mỗi khi trái gió trở trời nửa đầu chị lại đau như búa bổ, nhưng tiền lo cho con còn chưa đủ nên chị nào đâu dám nghĩ đến việc chạy chữa cho mình, đành phải nghiến răng chịu đựng mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Những day dứt khôn nguôi
Không phụ lại công sức vất vả của mẹ, đứa con cả chăm chỉ học hành, 12 năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, xuất sắc, năm lớp 12, em còn đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Anh Văn. Nài những giờ lên lớp em phụ giúp mẹ chăm lo việc nhà, chăm sóc cho đứa em nhỏ.
Năm 2010, con gái đầu lòng của chị thi đậu vào học viện ngân hàng khoa kế toán, nhưng chị lại đành có lỗi với con lần nữa, với sức của chị không thể nuôi được một đứa con học đại học và một đứa con học cấp ba cùng một lúc. Nhìn bạn bè của con tíu tít trong ngày liên hoan nhập học mà lòng người mẹ ấy quặn thắt.
Dường như thấu hiểu nỗi lòng của mẹ, đứa con cả đã xin bảo lưu kết quả, ở nhà đi làm thuê trong công ti điện tử vừa kiếm tiền gửi về cho mẹ nuôi em vừa tích cóp tiền để có thể học tiếp.
Đôi bàn tay thô ráp đang còn ngai ngái mùi bùn nắm chặt lấy tay tôi chị nói trong nghẹn ngào: “Đời tôi mênh mông bể sở lắm, tôi chỉ cần bốn tấm cột bê tông là xong, bây giờ mối lo duy nhất của tôi là lo sao cho đứa con gái ốm yếu bệnh tật có được nghành nghề ổn định và tìm được chỗ dựa vững chắc, thương nó lắm nhưng sức của tôi không biết còn che chắn cho nó được bao nhiêu nữa”, nói rồi đôi mắt khắc khổ ấy hướng ánh nhìn về một phía xa xăm vô định…chừng như tương lai nơi ấy còn xa lắm.
Nhìn ánh mắt ấy lòng tôi thắt lại, chị cũng giống như bao người mẹ khác, cả đời nhọc nhằn vất vả chỉ mong sao cho con cái được sống trong hạnh phúc bình yên, khỏe mạnh.
Nghe chị tâm sự rằng sau vườn còn mấy cây lát chị sẽ bán đi để cố lo cho em Hải(đứa con gái bệnh tật của chị) đi học cho có nghề có nghiệp để sau này đỡ khổ, đời chị đã khổ rồi chị không thể để con mình khổ thêm được nữa. Còn đứa út chị bảo năm nay học xong 12 sẽ cho nó đi nghĩa vụ rồi về đi học nghề, chứ thi đại học thì chị không thể lo nổi. “Ông trời còn cho tôi sống ngày nào thì tôi cũng sẽ dồn hết chút sức lực cuối cùng này mà lo cho hai đứa nó thôi, đến đâu thì đến. Không biết rồi đây khi tôi kiệt sức thì hai đứa nó sẽ ra sao?”.
Cần lắm những yêu thương
Theo lời trưởng thôn Lê Hồng Sơn và bà con chòm xóm xung quanh thì chị Đông là một người phụ nữ thật thà chất phác, sống chan hòa với mọi người, chưa bao giờ có điều qua tiếng lại gì với ai nên mọi người trong thôn ai cũng quý. Tuy điều kiện hoàn cảnh khó khăn nhưng có gì chị cũng san sẻ, nhường nhịn. Năm 2007, Thạch Định chịu một trận lũ lớn nhất trong lịch sử hơn 20 năm trở lại đây của vùng đất này, khi mọi người chen nhau để nhận hàng cứu trợ thì chị đứng nài, nhường cho mọi người nhận hết, chị bảo mình khó nhưng nhà mình ít người còn xoay sở được.
Năm 2010, huyện có dự án hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo chị cũng nhận được từ dự án đó một con bò, nhưng chỉ ngần ấy thôi để cho một người mẹ ốm yếu và đứa con bệnh tật có được cuộc sống khá hơn không phải là vấn đề đơn giản. Đã mười mấy năm rồi 3 mẹ con chị sống trong căn nhà xiêu, vách đất. Khi trời nắng thì chớ chứ khi trời mưa thì trong nhà cũng ướt như ở nài sân. Mãi mùa hè năm nay được nhà hàng xóm thương tình cho cái quạt tuy cũ kĩ nhưng vẫn còn chạy được mẹ con chị mới có quạt mà dùng, chứ mọi năm cả mùa hè mẹ con chị chống chọi với cái nắng chỉ bằng những cơn gió trời.
Nhưng dường như những khó khăn ấy không thể làm lùi bước khát khao ước vọng tới một tương lai tốt đẹp cho những đứa con yêu. Với chị bây giờ, con là tất cả. Nước mắt của người mẹ ấy đã rơi quá nhiều và cạn khô rồi, không thể rơi thêm được nữa.
Những mảnh đời như thế cần lắm sự hỗ trợ từ các vòng tay nhân ái, chúng ta hãy mở rộng tấm lòng của mình để nước mắt của người mẹ ấy không phải rơi trong mặn đắng xót xa, để cho quãng đời còn lại chị được sống trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương của đồng loại, để chị không phải giật mình tỉnh giấc quờ quạng tìm chỗ khô cho con trong những đêm mưa gió!
ANH ĐÀO
Sinh năm 1963, trong một gia đình thuần nông, cũng như bao cô gái miền quê xứ Thanh khác, cách đây hơn 20 mươi năm, cô thiếu nữ đang ngời sức xuân ấy cất bước theo chồng để lại đằng sau bao ánh mắt ngẩn ngơ của đám trai làng. Những tưởng cuộc đời hạnh phúc mở ra khi được kề cận bên người mình yêu thương, nhưng trớ trêu thay, bước nặt ấy đã đẩy cô vào chuỗi ngày đau khổ .
Tình mẫu tử
Về Định Tân trong cái nắng gay gắt của trưa hè, một dáng gầy liêu xiêu đang đổ nghiêng trên mảnh đất mưu sinh. Có ai biết rằng, cái bóng dáng ấy đằng đẵng mấy chục năm trời một mình bôn ba lặn lội nuôi nấng hai đứa con khôn lớn thành người chỉ từ đôi bàn tay trắng.
Lấy chồng chưa được bao lâu thì chồng nhập ngũ, mãi đến gần 30 tuổi chị mới được hưởng cái thiên chức mơ ước của người phụ nữ khi năm 1991 đứa con gái đầu lòng cất tiếng khóc chào đời, rồi hơn hai năm sau đó, đứa con trai thứ hai cũng ra đời trong niềm mong mỏi của cả gia đình. Nhưng bất hạnh cũng bắt đầu từ đây khi người chồng sinh lòng phụ bạc, ra đi tìm “miền đất mới”, để lại cho chị một nách hai đứa con thơ cùng sự dị nghị của xung quanh và sự thờ ơ của gia đình nhà chồng mà không hề ngó ngàng gì đến. Nuốt nước mắt vào trong, vượt qua nỗi đau ấy chị đã gắng gượng đứng dậy, gồng gánh mưu sinh để lo cho các con.
Bồng bế con ra ở riêng với một túp lều và mấy sào ruộng, ngày nắng cũng như ngày mưa, người ta đều thấy chị quang gánh lủi thủi một mình trên cánh đồng chăm chỉ làm lụng, chị chỉ mong sao ông trời đừng lụt lội, đừng hạn hán để còn kiếm được niêu cơm cho ba mẹ con. Ruộng không có trâu, không có máy móc để cầy xới, mùa nào nhờ được người cày giúp thì đỡ còn không chỉ với đôi bàn tay và cái cuốc. Khi tôi hỏi một mình làm như vậy thì bao giờ mới xong được, chị cười xòa, ôi dào, ngày nay không xong thì ngày mai, ngày mai chưa xong thì ngày kế tiếp, làm tới bao giờ xong thì thôi. Bên nại ai cũng điều kiện kinh tế khó khăn cả nên không biết nhờ vào ai, chỉ biết dựa vào chính mình.
Phong ba của cuộc đời người đàn bà ấy đâu chỉ dừng lại ở đó khi đứa con cả lớn lên không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Ban đầu chỉ là viêm mũi dị ứng nhưng do không có điều kiện để chạy chữa, cứ để triền miên ngày này qua ngày khác, cắt thuốc qua cơn, chỉ đến khi bị nặng rồi chị mới đem con xuống bệnh viện tỉnh khám, lúc này bệnh đã biến chứng, muốn điều trị phải có thật nhiều tiền mà khi đó trong nhà chẳng có một tài sản nào đáng giá. Chị đành ngậm ngùi mang con về trong nước mắt xót xa. “Nhiều hôm giữa đêm khuya, con bé lên cơn hen, ngại không dám làm phiền hàng xóm, tôi đành gửi đứa nhỏ sang nhà bà con rồi một mình cõng con lên trạm xá, trời đêm tối mịt mùng nhưng tôi chạy như không có vật cản gì trước mắt kể cả khi bàn chân đau nhức vì dẫm phải mảnh trai, mảnh sành do trời tối, lúc ấy có biết đau đớn là gì đâu, chỉ mong sao chạy thật nhanh để mang nó đến trạm xá tiêm cấp cứu. Khi con bé dứt cơn, bác sĩ bảo phải để nó nằm lại để điều trị và theo dõi nhưng khổ nỗi trong tay không một xu dính túi, đến tiền thuốc cũng phải chịu thì làm sao dám để nó nằm lại. Cho đến bây giờ nó cũng chỉ dùng thuốc uống cầm cơn, cắt cơn thôi cô ạ”. Nước mắt chị lại lăn dài trên hai gò má gầy guộc nhuốm màu sương gió.
Những gì có thể chị đã dành hết cho hai đứa con yêu, còn nhận về mình đớn đau vất vả.
Năm 29 tuổi, trong giông gió, một luồng sét quét ngang xuống cái cây cao ngay sau nhà, tuy tại qua nạn khỏi nhưng vì sức ép của luồng sét đó quá lớn đã ảnh hưởng đến dây thần kinh cùng não bộ của chị. Từ đó trở đi mỗi khi trái gió trở trời nửa đầu chị lại đau như búa bổ, nhưng tiền lo cho con còn chưa đủ nên chị nào đâu dám nghĩ đến việc chạy chữa cho mình, đành phải nghiến răng chịu đựng mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Những day dứt khôn nguôi
Không phụ lại công sức vất vả của mẹ, đứa con cả chăm chỉ học hành, 12 năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, xuất sắc, năm lớp 12, em còn đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Anh Văn. Nài những giờ lên lớp em phụ giúp mẹ chăm lo việc nhà, chăm sóc cho đứa em nhỏ.
Năm 2010, con gái đầu lòng của chị thi đậu vào học viện ngân hàng khoa kế toán, nhưng chị lại đành có lỗi với con lần nữa, với sức của chị không thể nuôi được một đứa con học đại học và một đứa con học cấp ba cùng một lúc. Nhìn bạn bè của con tíu tít trong ngày liên hoan nhập học mà lòng người mẹ ấy quặn thắt.
Dường như thấu hiểu nỗi lòng của mẹ, đứa con cả đã xin bảo lưu kết quả, ở nhà đi làm thuê trong công ti điện tử vừa kiếm tiền gửi về cho mẹ nuôi em vừa tích cóp tiền để có thể học tiếp.
Đôi bàn tay thô ráp đang còn ngai ngái mùi bùn nắm chặt lấy tay tôi chị nói trong nghẹn ngào: “Đời tôi mênh mông bể sở lắm, tôi chỉ cần bốn tấm cột bê tông là xong, bây giờ mối lo duy nhất của tôi là lo sao cho đứa con gái ốm yếu bệnh tật có được nghành nghề ổn định và tìm được chỗ dựa vững chắc, thương nó lắm nhưng sức của tôi không biết còn che chắn cho nó được bao nhiêu nữa”, nói rồi đôi mắt khắc khổ ấy hướng ánh nhìn về một phía xa xăm vô định…chừng như tương lai nơi ấy còn xa lắm.
Nhìn ánh mắt ấy lòng tôi thắt lại, chị cũng giống như bao người mẹ khác, cả đời nhọc nhằn vất vả chỉ mong sao cho con cái được sống trong hạnh phúc bình yên, khỏe mạnh.
Nghe chị tâm sự rằng sau vườn còn mấy cây lát chị sẽ bán đi để cố lo cho em Hải(đứa con gái bệnh tật của chị) đi học cho có nghề có nghiệp để sau này đỡ khổ, đời chị đã khổ rồi chị không thể để con mình khổ thêm được nữa. Còn đứa út chị bảo năm nay học xong 12 sẽ cho nó đi nghĩa vụ rồi về đi học nghề, chứ thi đại học thì chị không thể lo nổi. “Ông trời còn cho tôi sống ngày nào thì tôi cũng sẽ dồn hết chút sức lực cuối cùng này mà lo cho hai đứa nó thôi, đến đâu thì đến. Không biết rồi đây khi tôi kiệt sức thì hai đứa nó sẽ ra sao?”.
Cần lắm những yêu thương
Theo lời trưởng thôn Lê Hồng Sơn và bà con chòm xóm xung quanh thì chị Đông là một người phụ nữ thật thà chất phác, sống chan hòa với mọi người, chưa bao giờ có điều qua tiếng lại gì với ai nên mọi người trong thôn ai cũng quý. Tuy điều kiện hoàn cảnh khó khăn nhưng có gì chị cũng san sẻ, nhường nhịn. Năm 2007, Thạch Định chịu một trận lũ lớn nhất trong lịch sử hơn 20 năm trở lại đây của vùng đất này, khi mọi người chen nhau để nhận hàng cứu trợ thì chị đứng nài, nhường cho mọi người nhận hết, chị bảo mình khó nhưng nhà mình ít người còn xoay sở được.
Năm 2010, huyện có dự án hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nghèo chị cũng nhận được từ dự án đó một con bò, nhưng chỉ ngần ấy thôi để cho một người mẹ ốm yếu và đứa con bệnh tật có được cuộc sống khá hơn không phải là vấn đề đơn giản. Đã mười mấy năm rồi 3 mẹ con chị sống trong căn nhà xiêu, vách đất. Khi trời nắng thì chớ chứ khi trời mưa thì trong nhà cũng ướt như ở nài sân. Mãi mùa hè năm nay được nhà hàng xóm thương tình cho cái quạt tuy cũ kĩ nhưng vẫn còn chạy được mẹ con chị mới có quạt mà dùng, chứ mọi năm cả mùa hè mẹ con chị chống chọi với cái nắng chỉ bằng những cơn gió trời.
Nhưng dường như những khó khăn ấy không thể làm lùi bước khát khao ước vọng tới một tương lai tốt đẹp cho những đứa con yêu. Với chị bây giờ, con là tất cả. Nước mắt của người mẹ ấy đã rơi quá nhiều và cạn khô rồi, không thể rơi thêm được nữa.
Những mảnh đời như thế cần lắm sự hỗ trợ từ các vòng tay nhân ái, chúng ta hãy mở rộng tấm lòng của mình để nước mắt của người mẹ ấy không phải rơi trong mặn đắng xót xa, để cho quãng đời còn lại chị được sống trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương của đồng loại, để chị không phải giật mình tỉnh giấc quờ quạng tìm chỗ khô cho con trong những đêm mưa gió!
ANH ĐÀO
Cùng chuyên mục
Bình luận