Ô nhiễm không khí - “kẻ giết người” nguy hiểm hơn việc sử dụng thuốc lá ở Ấn Độ

(Sóng trẻ) - Trẻ em sinh ra ở Ấn Độ ngày nay sẽ có nguy cơ đối mặt với việc giảm 2 năm rưỡi tuổi thọ do lượng không khí ô nhiễm mà chúng hít phải hằng ngày.

64d5bc180_anh_1_2.jpg

Trẻ em là đối tượng chịu tác động nặng nề do ô nhiễm không khí tại Ấn Độ

Theo một nghiên cứu mới của Viện Hiệu ứng Y tế (HEI) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Boston sự suy giảm tuổi thọ khi sinh do ô nhiễm không khí ở Nam Á cao hơn trong sáu tháng trở lại đây. Ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Bangladesh, toàn bộ dân số sống trong điều kiện không khí có mức độ chất ô nhiễm là PM2.5( những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí) nguy hiểm, nó vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nghiên cứu nói thêm rằng 60% dân số ở Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí từ các hộ gia đình do đốt củi và các sinh khối khác như bánh phân gia súc để nấu ăn.

64d5bc180_anh_2_2.jpg

Ô nhiễm không khí đạt mức báo động tại Ấn Độ

Chủ tịch của HEI Daniel Greenbaum cho biết: “Phổi của một đứa trẻ lớn lên trong điều kiện không khí này không phát triển đầy đủ vì chúng khó thở hơn. Sau này, điều này khiến trẻ em mắc nhiều bệnh hơn và có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của trẻ”.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ chính phủ Ấn Độ và các cơ quan của Liên Hợp Quốc, Greenbaum nói thêm: “Trong năm 2017, khoảng 1,2 triệu người đã chết ở Ấn Độ do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như ung thư phổi, tiểu đường loại 2 và viêm phổi”. Điều này làm cho ô nhiễm không khí là nguy cơ sức khỏe quốc gia lớn thứ ba, cao hơn cả sử dụng thuốc lá.

PM2.5 nài trời, các hạt mịn được giải phóng từ ngọn lửa lộ thiên và khí thải diesel trong các nguồn thải khác, đã giết chết nhiều người ở Ấn Độ hơn ô nhiễm ozone và không khí gia đình.

64d5bc180_anh_3.jpg

 Bản đồ ô nhiễm không khí hạt ở Ấn Độ vào ngày 31 tháng 10 năm 2018

Mặc dù chỉ đứng sau Trung Quốc về số ca tử vong liên quan đến PM 2.5, Ấn Độ 
cũng ghi nhận số ca tử vong cao do ô nhiễm không khí gia đình lớn hơn nhiều quốc gia khác trên Thế giới.


PM 2.5 là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước và mật độ những hạt trôi nổi trong không khí.

Trần Ngà (Theo QUARTZ)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN