Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí

(Sóng Trẻ) – “Văn học – bộ môn khoa học cơ bản và gần gũi nhất đã trở thành cội nguồn để báo chí kế thừa những tinh hoa và kinh nghiệm, đã trở thành dòng sữa mẹ trong lành nuôi dưỡng báo chí không ngừng trưởng thành và phát triển”.

Với rất nhiều điểm tương đồng, giữa báo chí và văn học tồn tại một mối quan hệ sâu sắc. Đó là mối quan hệ song phương, đa chiều, tác động lẫn nhau. Văn học – một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại, được coi là cội nguồn cho báo chí trưởng thành và phát triển.

Cuốn sách “Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí” do PGS.TS. Trần Thị Trâm chủ biên đã cung cấp những lý luận, kết quả khảo sát về việc vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí Việt Nam. Từ đó, tập thể tác giả rút ra cụ thể cách khai thác thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật để viết báo, cũng như nhìn vào mặt hạn chế của việc vận dụng tri thức văn học, đưa ra các kiến nghị, giải pháp.
 
b490da449_i_1405.jpg
Sách “Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí”


 “Ngày trước người đọc báo chỉ muốn biết những việc thật. Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc”.
(Hồ Chí Minh – “Về văn hóa và văn nghệ”, 1976)

Lời nói của Bác Hồ năm 1976 hoàn toàn chính xác, và nó trở nên vô cùng rõ ràng trong thời kì hiện nay, khi nhu cầu của người đọc ngày càng cao, đòi hỏi người viết báo phải nâng cao trình độ, đáp ứng thị hiếu công chúng. 

Văn học tác động trực diện vào qui trình tổ chức và sáng tạo tác phẩm báo chí. Cuốn sách “Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí” đã trình bày kết quả nghiên cứu dưới một hình thức chặt chẽ đi từ tiền đề lý luận tới khẳng định vai trò văn học đối với sự phát triển của báo chí. Đi sâu vào chi tiết, sách liên tiếp đưa ra các dẫn chứng về khai thác, vận dụng tri thức văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí – là kết quả khảo sát hàng ngàn số báo từ hàng trăm tờ báo tiêu biểu, thuộc tất cả các loại hình: báo in, báo phát thanh, báo hình, báo ảnh và báo mạng điện tử.

Ai cũng biết báo chí chịu ảnh hưởng của văn học, nhưng trong quá trình tiếp nhận, chúng ta vẫn chưa ý thức được hết bao nhiêu tri thức văn học đã được khai thác và vận dụng trong các tác phẩm báo chí. Chất liệu văn học xuất hiện ở tít, ở sapô, ở nội dung bài viết; không chỉ là những trích dẫn thơ văn, cách dùng từ, mà là cả hệ thống đề tài phong phú và hấp dẫn.

Đưa ví dụ về viện dẫn thơ văn trong tác phẩm báo chí, sách viết:

Có thể nói: viện dẫn thơ văn là một thủ pháp thường xuyên xuất hiện trên nhiều bài báo của tất cả các loại hình báo chí. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần là do thị hiếu trọng văn của người đọc Việt Nam, phần là bởi trong mỗi nhà báo Việt Nam đều có một nhà văn […]

- “Người Mường Lát tự hào về quê mình từ những câu hỏi: Biết thế nào là ‘Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, là “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi’ chưa? Dân chỉ đường rồi vẫn lo mãi nhà báo lạc vào đường lên rẫy không biết lối về…”.
(Song Hà, “Nhọc nhằn Mường Lát sẽ đi qua”, giải B, “Các tác phẩm báo chí đạt giải toàn quốc 2005”, Hội Nhà báo Việt Nam, H., 2006)

Qua rất nhiều ví dụ thuộc nhiều phương pháp khai thác và vận dụng tri thức văn học, tập thể tác giả tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc về sự quan trọng của văn chương đối với việc tạo ra sức hấp dẫn và thậm chí, sức sống lâu dài cho tác phẩm báo chí. Không dừng lại ở tri thức văn học Việt Nam, cuốn sách còn đề cập tới việc khai thác vận dụng tri thức văn học nước nài trong viết báo. Các dẫn chứng đưa ra đều hết sức quen thuộc với người đọc, là những điều thường xuyên xuất hiện mà ít khi chúng ta tự ý thức.

Đúc rút những điều cơ bản nhất để vận dụng văn chương vào làm báo, cuốn sách không quên nhìn vào thực trạng của báo chí Việt Nam và những hạn chế khi dùng sai hay lạm dụng tri thức văn học. Tuy vẫn chỉ là những nghiên cứu bước đầu, nhưng “Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí” đã hướng dẫn người đọc, người học và làm báo những điều căn bản để nâng cao kĩ năng thông qua việc không ngừng tích lũy và vận dụng văn chương vào trang viết.


“Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí”

Tác giả: PGS.TS. Trần Thị Trâm (chủ biên)

NXB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin

Năm xuất bản: 2008

Số trang: 172

Giá bìa: 30.000đ

Hạnh Dung
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN