Phú Thọ bền bỉ hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - hát Xoa
(Sóng Trẻ) - Ngay sau khi được UNESCO công nhận hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại vào cuối năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực khẩn trương xây dựng kế hoạch để bảo tồn di sản này.
Tỉnh ủy, UBND các cấp các ngành, trong đó vai trò chủ động của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã bước đầu thực hiện thành công việc đưa hát Xoan vào chương trình hoạt động nại khóa ở các trường học. Thậm chí, Phú Thọ đã mạnh dạn tích hợp hát Xoan vào chương trình giảng dạy âm nhạc ở hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ thì hiện nay gần 90% các trường tiểu học ở thành phố Việt Trì đã chính thức đưa hát Xoan vào chương trình đào tạo của nhà trường. Trong đó, mỗi năm có ít nhất 4 tiết học bắt buộc về hát Xoan và 1 buổi nại khóa giao lưu với các nghệ nhân hát Xoan.
Em Ngô Phương Thảo, lớp 7a4 trường THCS Giấy - Phong Châu chia sẻ: “ Hồi cấp 1, em được học hát Xoan từ cô giáo dạy âm nhạc. Khi được học thì em vô cùng thích thú vì được biết về 1 loại hình dân ca quê hương mình được thế giới công nhận. Nài ra trong hầu hết các cuộc thi văn nghệ đều có phần thể hiện những tiết mục hát Xoan.”
Ảnh: Hát Xoan là di sản văn hóa độc đáo và là sinh hoạt văn hóa mang đặc trưng riêng của người dân Phú Thọ, là nghệ thuật trình diễn hát thờ Hùng Vương.
Từ những thành công bước đầu trong hành trình bền bỉ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan, ngày 22/11/2015, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh Phú Thọ đã chính thức đề nghị các cơ quan chức năng đệ trình hồ sơ, báo cáo UNESCO đưa hát Xoan ra khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Nếu được UNESCO chấp nhận, hát Xoan Phú Thọ sẽ là trường hợp đầu tiên trên thế giới đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO đưa di sản ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp. Kết quả cuối cùng sẽ được UNESCO công bố vào cuối năm 2017.
Công tác bảo tồn văn hóa nói chung và bảo tồn văn hóa phi vật thể nói riêng rất cần sự đồng tâm hợp lực của các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, trong đó, đặc biệt quan trọng vai trò của các nghệ nhân và già làng trưởng bản. Với những thành công bước đầu của công tác tồn di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ là kinh nghiệm, cách làm cần được tham khảo và nhân rộng trong công tác duy trì, phát huy văn hóa dân gian ở Việt Nam hiện nay.
Hiền Anh
Cùng chuyên mục
Bình luận