Protein ở loài mực là giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa

(Sóng trẻ) - Hơn 8 triệu tấn nhựa được thải ra ở các đại dương mỗi năm, giết chết sinh vật biển và làm hỏng hệ sinh thái. Nhưng những vùng biển ấy cũng có thể làm giảm ô nhiễm nhựa nhờ nắm giữ một chiếc chìa khóa – protein trong loài mực.

82580bcf3_anh1_1.jpg

Các nhà nghiên cứu cho biết protein tìm thấy trong mực có thể được sử dụng để tạo ra các chất thay thế cho nhựa

Protein được tìm thấy trong mực có thể được sử dụng để tạo ra các chất thay thế bền vững cho nhựa, theo một báo cáo được công bố trên Frontiers in Chemistry ngày 21/2.

Mực bắt lấy con mồi bằng ống hút trên xúc tu và cánh tay của chúng. Các ống hút được trang bị "răng nhẫn" sắc nét giữ thức ăn tại chỗ. Răng được làm từ protein tương tự như tơ tằm, và chúng đã trở thành chủ đề được quan tâm của khoa học trong vài năm qua.

Melik Demirel, thuộc Đại học bang Pennsylvania, là tác giả chính của báo cáo mới, đánh giá nghiên cứu hiện có các vật liệu làm từ các protein này. Ông nói rằng nhóm của ông đã tạo ra các nguyên mẫu sợi, lớp phủ và các vật thể 3D được làm từ protein vòng răng mực (SRT).

Demirel cho biết những vật liệu tự nhiên này có khả năng phân hủy sinh học - và có thể cung cấp một sự thay thế "tuyệt vời" cho nhựa.

Các protein SRT có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng vi khuẩn biến đổi gen, điều đó có nghĩa là chúng không cần sử dụng bất kỳ con mực nào. Quá trình này dựa trên quá trình lên men, sử dụng đường, nước và oxy.

82580bcf3_anh_2_4.jpg

Một ví dụ về vật liệu được làm từ protein SRT

Thuộc tính "tự phục hồi"

Theo các nhà nghiên cứu, protein SRT có "đặc tính vượt trội" và các vật liệu làm từ chúng có tính đàn hồi, linh hoạt và mạnh mẽ. Chúng cũng có khả năng dẫn nhiệt, tự phục hồi và dẫn điện, mang lại tiềm năng cho một số ứng dụng mới.

Người ta có thể tạo ra một loại vải tự phục hồi, có thể tái chế bằng cách tạo ra một lớp phủ có khả năng chống lại thiệt hại do máy giặt gây ra. Điều đó có thể làm giảm số lượng vi sợi quần áo cuối cùng bị cuốn vào đại dương, góp phần gây ô nhiễm vi mô.

Các nhà nghiên cứu cho biết, protein SRT cũng có thể được sử dụng để chế tạo quần áo bảo hộ cho các tác nhân chiến tranh hóa học và sinh học.

Mở rộng quy mô

Cùng với ô nhiễm đại dương, nhựa cũng là một trong những lí do gây hiệu ứng nhà kính. Demirel chia sẻ: "Tôi là một nhà khoa học polymer và muốn giảm thiểu ô nhiễm nhựa và tạo ra sự ổn định cho môi trường".

Demirel thừa nhận rằng còn nhiều công việc phải làm để tăng quy mô sản xuất vật liệu này. Các protein SRT tổng hợp hiện có giá ít nhất 100 đô la một ki-lô-gam để sản xuất, nhưng ông hy vọng sẽ giảm giá xuống còn một phần mười.

Đắc Quang
Stephanie Bailey – CNN

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN