"Tomboy" - bộ phim mang thông điệp sâu sắc về giới tính thứ ba
(Sóng Trẻ) - Tối ngày 15/3, tại hội trường trung tâm văn hóa Pháp L’espace đã diễn ra buổi chiều phim “Tomboy” của đạo diễn Céline Sciamma. Đây là sự kiện nổi bật trong khuôn khổ Liên hoan phim Pháp ngữ tại Hà Nội.
“Tomboy” là bộ phim tâm lí tình cảm của điện ảnh Pháp được sản xuất năm 2011 bởi nữ đạo diễn Céline Sciamma với dung lượng 84 phút. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực của các nhà phê bình và đoạt nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng Teddy cho bộ phim hay nhất về chủ đề LGBT tại Liên hoan phim Berlin, lden Duke - giải thưởng chính của Liên hoan phim quốc tế Odessa 2011, giải thưởng do khán giải bình chọn tại San Francisco Frameline Gay & Lesbian Film Festival.
Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là cô bé Laure 10 tuổi có tính cách và nại hình giống con trai (tomboy). Khi gia đình cô bé chuyển tới sinh sống tại một khu phố mới, cô bạn đáng yêu Lisa và đám trẻ con trong khu phố nhầm lẫn rằng Laure là con trai, vì vậy cô đã giới thiệu mình như một cậu bé tên Michael. Mùa hè năm đó, trong vai con trai, Laure đã tham gia vào các cuộc vui với đám trẻ: đá bóng, đi bơi, thậm chí đánh nhau với một cậu bé khác để bảo vệ em gái. Tình cảm yêu mến cũng dần này sinh giữa Lisa và Michael. Laure trong danh tính mới với hi vọng đến hết mùa cũng không ai phát hiện ra bí mật đáng lo ngại của mình.
Bộ phim nhẹ nhàng, mang đậm nét tuổi thơ của mùa hè nước Pháp - vừa năng động, vừa chầm chậm, đều đều, tạo nên nhiệp điệu riêng biệt cho “Tomboy”. Bộ phim quyến rũ người xem bởi sự ấm áp, trùi mến và dịu dàng. “Tomboy” rất dễ đi vào lòng người đọc bởi diễn xuất tự nhiên của nhân vật chính Zoe Hézan trong vai Michael/ Laura cũng như những hình ảnh chân thực, âm thanh sống động.
Bộ phim có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm trước đó của Céline Sciamma mang tên “Hoa loa kèn nước”, cùng đề cập tới đời sống tình cảm của giới tính thứ 3 (đồng tính nữ). Nhưng “Tomboy” đã chọn một cách thể hiện khôn nan hơn khi đào sâu vào vấn đề giới tính từ điểm nhìn của một cô bé còn quá trẻ để ý thức về bản thân, tập trung vào các bản sắc giới tính trong sự tương tác xã hội từ rất sớm.
Với sự ngây thơ trong sáng của những đứa trẻ, bộ phim cho thấy tình yêu đồng giới là một vấn đề bình thường trong cuộc sống. Dù còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này nhưng dưới con mắt trẻ thơ, giới tính là một điều thú vị mà chúng đang dần khám phá, hơi rắc rối một cách đáng yêu trong cuộc sống này.
“Tomboy” còn đặt ra câu hỏi về thái độ của những người xung quanh đối với người đồng tính. Dù là thế giới của trẻ em nhưng dưới một góc độ nào đó, bối cảnh trong bộ phim cũng là sự thu nhỏ của xã hội rộng lớn. Người xem không khỏi băn khoăn làm sao để những đứa trẻ như Laure phát triển và bộc lộ bản sắc cá nhân. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng cũng có thể cô sẽ mang theo nỗi thất vọng và mặc cảm về giới tính của mình khi bước vào tuổi trưởng thành.
Tại Pháp, “Tomboy” được chiếu tại các trường tiểu học và trung học như một bộ phim giáo dục về giới tính cho trẻ vị thành niên nhạy cảm, nhận được sư quan tâm của các bậc phụ huynh.
“Tomboy” là bộ phim tâm lí tình cảm của điện ảnh Pháp được sản xuất năm 2011 bởi nữ đạo diễn Céline Sciamma với dung lượng 84 phút. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực của các nhà phê bình và đoạt nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng Teddy cho bộ phim hay nhất về chủ đề LGBT tại Liên hoan phim Berlin, lden Duke - giải thưởng chính của Liên hoan phim quốc tế Odessa 2011, giải thưởng do khán giải bình chọn tại San Francisco Frameline Gay & Lesbian Film Festival.
Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là cô bé Laure 10 tuổi có tính cách và nại hình giống con trai (tomboy). Khi gia đình cô bé chuyển tới sinh sống tại một khu phố mới, cô bạn đáng yêu Lisa và đám trẻ con trong khu phố nhầm lẫn rằng Laure là con trai, vì vậy cô đã giới thiệu mình như một cậu bé tên Michael. Mùa hè năm đó, trong vai con trai, Laure đã tham gia vào các cuộc vui với đám trẻ: đá bóng, đi bơi, thậm chí đánh nhau với một cậu bé khác để bảo vệ em gái. Tình cảm yêu mến cũng dần này sinh giữa Lisa và Michael. Laure trong danh tính mới với hi vọng đến hết mùa cũng không ai phát hiện ra bí mật đáng lo ngại của mình.
Bộ phim nhẹ nhàng, mang đậm nét tuổi thơ của mùa hè nước Pháp - vừa năng động, vừa chầm chậm, đều đều, tạo nên nhiệp điệu riêng biệt cho “Tomboy”. Bộ phim quyến rũ người xem bởi sự ấm áp, trùi mến và dịu dàng. “Tomboy” rất dễ đi vào lòng người đọc bởi diễn xuất tự nhiên của nhân vật chính Zoe Hézan trong vai Michael/ Laura cũng như những hình ảnh chân thực, âm thanh sống động.
Bộ phim có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm trước đó của Céline Sciamma mang tên “Hoa loa kèn nước”, cùng đề cập tới đời sống tình cảm của giới tính thứ 3 (đồng tính nữ). Nhưng “Tomboy” đã chọn một cách thể hiện khôn nan hơn khi đào sâu vào vấn đề giới tính từ điểm nhìn của một cô bé còn quá trẻ để ý thức về bản thân, tập trung vào các bản sắc giới tính trong sự tương tác xã hội từ rất sớm.
Với sự ngây thơ trong sáng của những đứa trẻ, bộ phim cho thấy tình yêu đồng giới là một vấn đề bình thường trong cuộc sống. Dù còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này nhưng dưới con mắt trẻ thơ, giới tính là một điều thú vị mà chúng đang dần khám phá, hơi rắc rối một cách đáng yêu trong cuộc sống này.
“Tomboy” còn đặt ra câu hỏi về thái độ của những người xung quanh đối với người đồng tính. Dù là thế giới của trẻ em nhưng dưới một góc độ nào đó, bối cảnh trong bộ phim cũng là sự thu nhỏ của xã hội rộng lớn. Người xem không khỏi băn khoăn làm sao để những đứa trẻ như Laure phát triển và bộc lộ bản sắc cá nhân. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng cũng có thể cô sẽ mang theo nỗi thất vọng và mặc cảm về giới tính của mình khi bước vào tuổi trưởng thành.
Tại Pháp, “Tomboy” được chiếu tại các trường tiểu học và trung học như một bộ phim giáo dục về giới tính cho trẻ vị thành niên nhạy cảm, nhận được sư quan tâm của các bậc phụ huynh.
Nguyễn Thị Huệ
Cùng chuyên mục
Bình luận