Quan trắc viên - Nghề "bắt mạnh cho trời"
(Sóng trẻ) - Chính các quan trắc viên đã gọi công việc thầm lặng của mình như vậy – “nghề bắt mạch cho trời”.
Đằng sau những thông tin dự báo thời tiết mà chúng ta nhận được hàng ngày là sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của đội ngũ quan trắc viên. Họ là những người trực tiếp sống và làm việc ở các trạm khí tượng thủy văn cả nước.
Một quan trắc viên đang lấy thông số lượng mưa
Ngày đêm họ phải túc trực, đo đạc lượng nắng, lượng mưa, gió, độ ẩm, không khí,… để báo về trung tâm phục vụ kịp thời các bản tin thời tiết trên báo đài.
Một trong những khó khăn mà những người làm nghề quan trắc phải đối mặt , đó là nỗi bật và sự cô đơn. Sở dĩ có điều này là do đa phần các trạm khí tượng thủy văn được đặt ở khu vực xa dân cư hoặc ít người sinh sống. Mỗi trạm cũng thường chỉ có vài ba quan trắc viên, có trạm chỉ có một hai người nên họ thường ít có cơ hội để chuyện trò với những người xung quanh.
Nhắc đến nghề quan trắc, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Tuy ngày nay, độ hiu quạnh của các trạm khí tượng đã được giảm bớt nhưng về cơ bản các quan trắc viên vẫn thường phải làm việc trong không gian “sơn cước”.
Một quan trắc viên đang lấy thông số nhiệt độ đất
Các quan trắc viên gọi mỗi lần lấy thông số rồi tổng hợp để báo cáo về trung tâm của mình là một lần “ốp”. Mỗi lần “ốp” mất khoảng 20 phút. Những ngày thời tiết bình thường, mỗi trạm chỉ cần 4 lần “ốp” còn những ngày bão theo như chia sẻ của một quan trắc viên trạm Văn Lý (Nam Định) thì 10, 15 phút lại phải ra lấy thông số một lần.
Quan trắc viên là những người cống hiến thầm lặng, ít người biết đến. Nhưng nếu nói chuyện với họ chúng ta mới hiểu được ở họ có luôn giữ một tình yêu lớn đối với cái nghề của mình. Giản dị thôi, chân phương thôi nhưng đáng để mỗi chúng ta phải trân trọng…
Bài và ảnh: Quang Đức
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận