Rùng mình nơi bến xe khách Hà Nội
(Sóng Trẻ) - Nếu ai đã một lần “viếng thăm” nhà vệ sinh tại các bến xe khách Hà Nội sẽ không khỏi có ấn tượng rùng mình, “cạch đến già”.
Tâm lý chung của tất cả mọi người khi đến các bến xe khách là ngại sử dụng nhà vệ sinh, nhưng nếu ai có “nhu cầu” thì cũng không thể không vào đó. Nguyên nhân một phần là do nhà vệ sinh ở đây rất mất vệ sinh, vì cơ sở vật chất của nơi đây xuống cấp trầm trọng.
Bến xe Giáp Bát có 5 khu vệ sinh, được bố trí xung quanh khu vực bến xe để thuận tiện cho những ai có “nhu cầu”. Ngay buổi sáng sớm nhưng số lượng khách đến đây đã rất đông, nhất là ở dọc các hành lang và quán ăn, các khu vệ sinh cũng đông khách không kém. Mặc dù biết là nhà vệ sinh ở đây rất bẩn, thế nhưng vẫn phải vào. Chị Trần Thị Huệ (Kim Sơn, Ninh Bình) nói :”Vào trong đó tôi vừa đi vừa phải bịt mũi”.
Nhà vệ sinh hoang tàn
Toàn bộ nhà vệ sinh ở đây đều không có chốt cửa, chốt cửa nài cùng chung cho cả khu vệ sinh thì có nhưng lại bị hỏng. Không một cánh cửa vệ sinh nào còn nguyên vẹn bởi cánh thì mục ruỗng, cánh thì mất cả một mảng gỗ to ở phía dưới, nếu có thì là sự chắp vá qua loa cho đỡ trống trải. Nền nhà vệ sinh ở đây thì cáu bẩn, vàng khè. Rùng mình hơn nữa khi trong thùng đựng giấy vệ sinh còn có cả bơm kim tiêm.
Đối mặt với nhiều cảnh tượng hãi hùng
Trước cửa 5 khu nhà vệ sinh ở đây cũng là 5 địa điểm để giành cho việc bán nước và kiêm luôn bán thẻ điện thoại. Cô chủ quán nước vừa bán hàng, đưa nước cho khách uống vừa thu tiền vé đi vào nhà vệ sinh, mỗi lần đi không kể “nặng hay nhẹ” cũng là 2.000 đồng. Nhưng theo quy định của Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, mỗi nhà vệ sinh đều phải bán vé dịch vụ giá tiền là 1.000 đồng.
Tình trạng trên không chỉ riêng ở bến xe Giáp bát mà là tình trạng chung ở hầu hết các bến xe tại Hà Nội. Tại bến xe Nước ngầm, nhà vệ sinh bé đến mức phải lách người thì mới vào được, cửa phòng vệ sinh cũng “lỏng lẻo”. Lê Mai Trang, sinh viên Đại học Xây dựng bức xúc nói: “Đối với nam sơ sài còn đỡ, nhưng nữ thì không dám vào một mình, mỗi lần đi mình toàn phải rủ bạn mình đi cùng”.
Ở bến xe Mỹ Đình, tình trạng cũng không khá hơn, người vào kẻ ra tấp nập, nhộn nhịp nhưng ai cũng muốn nhanh chóng ra khỏi chốn này để không phải ngửi cái mùi nồng nặc, khó chịu nữa.
Tình trạng này đã tồn tại từ lâu, thế nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong khi chờ ban quản lý tại các bến xe khách có cách khắc phục thì cần lắm ý thức của mỗi người khách trong việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu nhà vệ sinh công cộng.
Tâm lý chung của tất cả mọi người khi đến các bến xe khách là ngại sử dụng nhà vệ sinh, nhưng nếu ai có “nhu cầu” thì cũng không thể không vào đó. Nguyên nhân một phần là do nhà vệ sinh ở đây rất mất vệ sinh, vì cơ sở vật chất của nơi đây xuống cấp trầm trọng.
Bến xe Giáp Bát có 5 khu vệ sinh, được bố trí xung quanh khu vực bến xe để thuận tiện cho những ai có “nhu cầu”. Ngay buổi sáng sớm nhưng số lượng khách đến đây đã rất đông, nhất là ở dọc các hành lang và quán ăn, các khu vệ sinh cũng đông khách không kém. Mặc dù biết là nhà vệ sinh ở đây rất bẩn, thế nhưng vẫn phải vào. Chị Trần Thị Huệ (Kim Sơn, Ninh Bình) nói :”Vào trong đó tôi vừa đi vừa phải bịt mũi”.
Nhà vệ sinh hoang tàn
Toàn bộ nhà vệ sinh ở đây đều không có chốt cửa, chốt cửa nài cùng chung cho cả khu vệ sinh thì có nhưng lại bị hỏng. Không một cánh cửa vệ sinh nào còn nguyên vẹn bởi cánh thì mục ruỗng, cánh thì mất cả một mảng gỗ to ở phía dưới, nếu có thì là sự chắp vá qua loa cho đỡ trống trải. Nền nhà vệ sinh ở đây thì cáu bẩn, vàng khè. Rùng mình hơn nữa khi trong thùng đựng giấy vệ sinh còn có cả bơm kim tiêm.
Đối mặt với nhiều cảnh tượng hãi hùng
Trước cửa 5 khu nhà vệ sinh ở đây cũng là 5 địa điểm để giành cho việc bán nước và kiêm luôn bán thẻ điện thoại. Cô chủ quán nước vừa bán hàng, đưa nước cho khách uống vừa thu tiền vé đi vào nhà vệ sinh, mỗi lần đi không kể “nặng hay nhẹ” cũng là 2.000 đồng. Nhưng theo quy định của Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, mỗi nhà vệ sinh đều phải bán vé dịch vụ giá tiền là 1.000 đồng.
Nhà vệ sinh kiêm luôn quán nước và điểm bán thẻ điện thoại.
Tình trạng trên không chỉ riêng ở bến xe Giáp bát mà là tình trạng chung ở hầu hết các bến xe tại Hà Nội. Tại bến xe Nước ngầm, nhà vệ sinh bé đến mức phải lách người thì mới vào được, cửa phòng vệ sinh cũng “lỏng lẻo”. Lê Mai Trang, sinh viên Đại học Xây dựng bức xúc nói: “Đối với nam sơ sài còn đỡ, nhưng nữ thì không dám vào một mình, mỗi lần đi mình toàn phải rủ bạn mình đi cùng”.
Ở bến xe Mỹ Đình, tình trạng cũng không khá hơn, người vào kẻ ra tấp nập, nhộn nhịp nhưng ai cũng muốn nhanh chóng ra khỏi chốn này để không phải ngửi cái mùi nồng nặc, khó chịu nữa.
Tình trạng này đã tồn tại từ lâu, thế nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong khi chờ ban quản lý tại các bến xe khách có cách khắc phục thì cần lắm ý thức của mỗi người khách trong việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu nhà vệ sinh công cộng.
Minh Gianh
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận