Sinh viên đổ xô học tiếng Anh cấp tốc: Chuyện cũ mà không cũ
(Sóng Trẻ) - Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên đến năm thứ ba, thứ tư mới cuống cuồng đi tìm lớp học nại ngữ để có một tấm bằng chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Hiểu được tâm lý đó, hàng loạt các trung tâm nại ngữ cũng mọc lên như “nấm sau mưa”.
"Nước đến chân mới nhảy"
Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi những yêu cầu nhất định về trình độ nại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh – ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều lưu ý đến vấn đề này khi tuyển dụng nhân viên. Chính vì thế mà nhu cầu học tiếng Anh ngày càng tăng, nhất là đối với những sinh viên năm cuối.
(Ảnh minh họa)
Chia sẻ với nhóm phóng viên về vấn đề này, bạn Bùi Thị Lan – sinh viên trường ĐH Lao động Xã hội cho biết: “Mình cũng tính học tiếng anh lâu rồi nhưng mà cứ chần chừ mãi. Bây giờ sắp ra trường nên không thể do dự được nữa. Vì mình nghe nói khi ra trường phải có bằng tiếng Anh thì mới dễ kiếm việc”.
Hiện nay, tại các trường Đại học, thời lượng dành cho môn tiếng Anh rất khác nhau nên lượng kiến thức mỗi sinh viên nhận được cũng không đồng đều. Bên cạnh đó, sinh viên thường không có thói quen tự học, tự đọc để trau dồi vốn nại ngữ. Ngay cả những sinh viên đã ra trường, có viêc làm vẫn “nơm nớp” lo ngại về trình độ nại ngữ của mình nên nhu cầu học thêm tiếng Anh cũng trở nên cấp thiết. Hiện nay, nhiều người cho rằng để kiếm được việc làm đúng chuyên môn, lương cao thì tiếng Anh chính là “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa tiến thân đối với không ít các bạn trẻ.
Chị Nguyễn Vân Anh, 27 tuổi, hiện đang công tác tại một công ty TNHH chia sẻ: “Một lần sếp có một cuộc giao dịch với khách hàng cần người phiên dịch tiếng Anh tốt đã đề xuất mình đi cùng. Song do vốn tiếng Anh còn hạn chế, nên mình đã nhường cơ hội đó cho người khác và từ đó ít được sếp để ý và cất nhắc trong công việc”. Đó là một trường hợp điển hình chứng tỏ tầm quan trọng của nại ngữ trong đời sống và công việc ngày nay.
Trung tâm tiếng Anh mọc lên như “nấm sau mưa”
“Có cầu ắt sẽ có cung”, hàng loạt các trung tâm tiếng Anh được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Hơn nữa, giá cả tại các trung tâm rất đa dạng, phong phú cộng thêm nhiều “chiêu” quảng cáo hấp dẫn để lôi kéo được nhiều học viên. Điều thuận lợi cho các bạn sinh viên là chỉ cần gõ từ khóa “trung tâm học tiếng anh” trên trang tìm kiếm ogle là sẽ có hàng ngàn kết quả hiện ra và có thể thỏa sức lựa chọn.
Không khó để có thể tìm được những trung tâm tiếng anh trên Internet
Ở những trung tâm nổi tiếng như: Acet, London, Hội đồng Anh… có giáo viên bản ngữ giảng dạy, học phí một khóa dao động từ 5 triệu tới 10 triệu đồng tùy theo các cấp độ. Theo học những nơi này chủ yếu là con em các gia đình khá giả và “chịu đầu tư”.
Trong khi đó, hầu hết sinh viên đều chọn các trung tâm có giá cả hợp lý hoặc tìm đăng ký những khóa học tiếng Anh đang khuyến mãi. Những khóa học tiếng Anh “bình dân” này có giá từ một triệu đến ba triệu đồng, kéo dài trong khoảng ba tháng và có thể đáp ứng được nhu cầu của phần đông các bạn sinh viên.
Mặc dù được đăng ký với giá khuyến mãi nhưng không phải ai cũng hài lòng với những khóa học tiếng Anh như thế. Bạn Thùy Linh, trường ĐH Công đoàn kể về buổi học đầu tiên và cũng là cuối cùng của mình tại một trung tâm với giá khuyến mãi ưu đãi: “Giáo viên dạy học của trung tâm nói ngọng. Suốt cả buổi học những từ phát âm /l/ thầy đều phát âm /n/, ngồi nghe rất khó chịu. Sau buổi học đó mình không trở lại trung tâm đó nữa và đành mất tiền oan”.
Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, giáo viên dạy ở các trung tâm này, nài những người được đào tạo chuyên môn thì không ít “giáo viên” trong số đó mới chỉ là những sinh viên có chút kiến thức về nại ngữ. Tùy vào năng lực mà họ sẽ được phân dạy lớp cho trẻ em hay cho người lớn.
Phương Trang, sinh viên năm thứ ba ĐH Nại Ngữ, từng đi dạy cho một trung tâm tiếng Anh tâm sự: “Mình dạy một lớp trẻ em trong 3 tiếng thì được 50.000 đồng, còn lớp người lớn từ 1,5 – 2 tiếng thì được 70.000 đồng mỗi buổi”.
Thực tế cho thấy, giáo viên tiếng Anh chuyên ngành thì ít mà các trung tâm “đào tạo” lại như “nấm mọc sau mưa”. Vậy “giáo viên tuyển” như quảng cáo của các trung tâm ở đâu ra?
Gần đây, tại ký túc xá của một số trường Đại học còn xuất hiện những tờ rơi quảng cáo với lời mời gọi hấp dẫn của trung tâm tiếng Anh X: “Chỉ với 200.000, bạn có thể có ngay chứng chỉ tiếng Anh A, B, C, TOEIC, IELTS, TOEFL”. Và không biết đã có bao nhiêu sinh viên đã lấy chứng chỉ theo kiểu này.
Chuyện những sinh viên sắp ra trường mới “chạy đôn chạy đáo” đi lo chứng chỉ tiếng Anh không phải vấn đề mới, song để thực trạng này chấm dứt thì còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người. Tâm lý “nước đến chân mới nhảy” đã theo các bạn trong suốt những năm còn trên ghế giảng đường đến khi đi xin việc. Nhiều bạn có trong tay tấm bằng cử nhân nhưng cũng chỉ vì kém tiếng Anh mà thất nghiệp. Nếu các bạn tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường thì có lẽ sẽ không còn cảnh nhiều sinh viên đã tốt nghiệp Đại học mà vẫn không có việc làm.
Tuấn Anh, Ánh Nguyệt, Nguyễn Nga, Phạm Lài, Hương Trang
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
- Đội sinh viên tình nguyện Hải Phòng AJC chính thức ra mắt
- Chung kết Olympic tiếng Anh không chuyên lần 7: Vinh danh đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
- Một số hoạt động trong Chương trình Hội thảo chuyên sâu của đoàn cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà báo Việt Nam tại Đại học Tổng hợp Viên - Cộng hoà Áo