Stress có thể giúp ích cho bạn như thế nào?

(Sóng trẻ) – Bất cứ ai cũng có khả năng phải đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống. Có cách nào để vận dụng sự stress, biến nó trở nên có ích hay không?

Áp lực (stress) có thể là gì? Đó là sự trằn trọc khi sáng hôm sau có một cuộc họp lớn, là một buổi sáng bận rộn chuẩn bị đi làm, hoặc là cơn đau đầu ập đến sau một ngày dài làm việc...

Trên nhiều tạp chí, sách báo, người ta nói rất nhiều về tác hại của sự căng thẳng. Mọi người quan tâm xem làm thế nào để giảm, quản lý hay vượt qua nó, coi đó là tác nhân phản diện của thời đại chúng ta. Nhưng bạn chưa biết rằng, căng thẳng không hẳn là kẻ thù nếu chúng ta biết cách sử dụng, vận dụng nó. Hãy khôn khéo khiến căng thẳng “hợp tác” với ta, không chống lại ta. Dưới đây là 5 điều chứng minh sự căng thẳng cũng có thể là “món quà” cải thiện cuộc sống của bạn:

1dcf1035e_1646495.jpg

1. Căng thẳng cung cấp cho bạn năng lượng để xử lý khủng hoảng

Bạn có nhớ những lúc phải thức đêm để có thể kịp tiến độ công việc, hoặc khi bạn nhất định cần đưa ra một quyết định trong trường hợp khẩn cấp? Trong những lúc đó, phản ứng do sự căng thẳng gây ra đã thắt chặt các cơ của bạn, nâng lượng đường trong máu - đồng thời giúp nâng cao sự tập trung của não bộ, giúp mài nhọn tầm nhìn của bạn, tạo cho bạn có sức mạnh, năng lượng và khả năng tập trung cao độ để hoàn thành nhanh công việc hay đưa ra quyết định nhanh chóng. Có thể coi căng thẳng tạo sự hưng phấn, giúp bạn phản ứng nhanh với mọi khủng hoảng.
 
2. Khi gặp phải căng thẳng, bạn sẽ không còn quan tâm xem người khác nghĩ gì, lúc đó bạn sẽ đối mặt với chính bản thân mình

Căng thẳng buộc bạn phải đào sâu suy nghĩ, tư duy sắc và nhanh. Nó làm tăng sự tự tin của bạn, và hướng bạn tới con đường quyết định đúng đắn và nhanh nhạy. Căng thẳng là động lực thúc đẩy bạn vượt qua giới hạn trước kia của mình và đạt tới tiềm năng mới cao hơn.

3. Căng thẳng cho bạn biết bạn gặp áp lực trong vấn đề gì và thúc giục bạn giải tỏa căng thẳng đó

Đôi khi sự căng thẳng vô tình trở thành dấu hiệu tốt trong cuộc sống của bạn. Căng thẳng từ công việc, mối quan hệ hay trong việc sắp xếp lịch trình... là điều khó tránh khỏi, nhưng sau đó bạn nên có thời gian xem xét tác nhân gây ra căng thẳng trong những vấn đề ấy. Có lẽ bạn đã quá chú trọng vấn đề, đặt kì vọng, niềm tin quá cao cho điều phi thực tế chăng? Để được thoải mái hơn, hãy nhìn vào vấn đề để thay đổi nó, biến nó thành động cơ tích cực phục vụ bản thân mình, thậm chí cho nó biến mất vĩnh viễn. Tất cả mọi việc đều cần một sự sáng suốt, tinh tường. 

4. Căng thẳng tạo động lực di chuyển

Khi bạn gặp căng thẳng thì bạn cũng đồng thời được lên dây cót, muốn đi bộ để thư thái tâm hồn. Bình thường bạn ít khi đi bộ thể dục mà dùng máy tập; hoặc thậm chí không có thời gian tập thể dục. Trong khi đó, đi bộ rất tốt cho tim mạch, đồng thời qua đó cũng giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề, không vội vàng trong quyết định, có thời gian suy xét kĩ mọi việc. 

5. Bạn có thể học cách đọc biểu đồ cảm xúc của cơ thể

Các nhà lãnh đạo vĩ đại đều có trí tuệ xúc cảm cao (EI - emotional intelligence, dùng để nói về chỉ số cảm xúc EQ của mỗi cá nhân). Bạn có thể sử dụng mô hình từ các phản ứng căng thẳng để hiểu biểu đồ cảm xúc của bản thân. Ví dụ, dạ dày sẽ thắt chặt khi bạn khó kiểm soát bản thân hoặc sợ tranh giành quyền lực. Căng vai có thể là dấu hiệu của sự quá tải công việc. Mỏi cổ có nghĩa là không được nhanh nhẹn hoặc thiếu linh hoạt, rối loạn chính kiến... Căng thẳng chỉ là phản ứng sinh lý bắt nguồn từ một ý nghĩ hay cảm xúc. Vì vậy, khi bạn đọc được biểu đồ căng thẳng, bạn có thể hiểu được cảm xúc cơ bản của bản thân mà điều chỉnh lại cho phù hợp.

Hãy bình tĩnh đối mặt với những áp lực bởi nó là vấn đề thuộc về tâm lí không thể giải quyết ngay được. Căng thẳng không phải là vấn đề, nó chỉ là sự thông báo về một điều không ổn bạn đang gặp phải. Thay vì tức giận, hãy khôn khéo tìm ra cách vận dụng stress, khiến nó trở thành nhân tố tích cực phục vụ cuộc sống.

Mike Iamele (Lifehack)
Dịch: Giao Linh 
Phát thanh K32 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN