STRESS có thực sự tồn tại?
(Sóng Trẻ) - Stress đã không còn là một từ xa lạ với đời sống của giới trẻ hiện nay. Trên rất nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội cá nhân thì những chủ đề về Stress và áp lực luôn đầy ắp bài viết. Và cũng rất dễ bắt gặp những câu than thở của miệng của người trẻ như “Áp lực quá”, “Mệt mỏi quá”…
Bạn có nằm trong tầm ngắm của quả bom Stress
Chuyện thi cử, bài vở chồng chất thành núi , được coi là một dạng áp lực. Bất đồng quan điểm với bố mẹ làm cho chúng ta mặt cau mày có, nhìn rõ vẻ mệt mỏi. Chuyện bị cấp trên phê bình, hay bị bắt nạt ở những nơi làm thêm, cũng khiến chúng ta căng thẳng. Những người trẻ vốn là những người nhạy cảm, tâm lý chưa vững vàng nên những điều tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể góp phần tạo nên tâm lý stress. Bạn có nhận ra mình trong hàng trăm nghìn lí do để stress đó không?
Những “thợ săn” Stress
Phần lớn những người trẻ đều không muốn vướng stress vì cảm giác đó không hề thú vị hay dễ chịu chút nào cả. Nhưng lại có một bộ phận không ít những người trẻ nghiện stress. Khi ngập đầu trong stress cũng là lúc họ thấy hứng thú và say mê làm việc nhất.
“Ngay sau kỳ thi học kỳ, tôi nghĩ nên tự thưởng cho bản thân vài ngày xả hơi, Nhưng khi đang ngồi với đám bạn để tán gẫu tự dưng tôi lại có cảm giác như mình đang lãng phí thời gian quá mức” – Phương Anh (đường Trần Cung, HN). Và sau đó cô nàng này lao ngay vào chiến dịch mới: Rèn giũa Anh văn để lấy được bằng Toefl ibt 100 điểm. Thậm chí, cô nàng này còn quyết định sẽ đăng ký học một lớp aerobic và tìm một công việc partime ngay khi học xong tiếng Anh. Lấp đầy mọi khoảng thời gian trống trong thời gian biểu không phải để chứng tỏ mình hơn người mà chỉ vì cô nàng không chịu nổi cảm giác nhàn rỗi, không có việc để làm.
(ảnh minh họa)
Điều gì đã khiến bộ phận giới trẻ này luôn tìm kiếm Stress? Chính là cảm giác mà tình trạng stress đem lại cho họ. Khi đương đầu với stress, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều adrenaline, một loại hoocmon đem lại cảm giác hưng phấn. Tim đập nhanh, mạnh và cơ thể “đốt” năng lượng nhiều hơn, khiến bạn thấy mình luôn trong trạng thái sẵn sàng, tự tin và làm chủ bản thân. Về mặt tâm lí , những người nghiện stress luôn muốn điều khiển và kiểm soát mọi thứ.
Thế nhưng vẫn có những kiểu nghiện stress cực kì nguy hiểm. Đó là T. Phương là một ví dụ, cô nàng có điều kiện hơn hẳn những người khác, nhưng lại có thú vui kì lạ là thích nhai đi nhai lại những nỗi buồn. Thế là không có chuyện Phương cũng làm cho có chuyện, và trên trang mạng cá nhân của cô nàng thì lúc nào cũng tràn ngập những nỗi buồn mà “không hiểu vì sao lại buồn”
Nên sống chung hay đá phăng cơn stress?
Stress là một phần của cuộc sống, không ai có thể cách ly bản thân hoàn toàn với stress. Ở mức độ nhẹ thì trạng thái này không hề tệ. Một chút căng thẳng, áp lực có thể kích thích óc sáng tạo và giúp bạn thấy hứng thú làm việc hơn. Bạn trẻ nào cũng phải thừa nhận rằng những ngày sát kì thi, bài vở dễ nhập tâm hơn bình thường, hay sắp đến thời hạn hoàn tất công việc, người ta dễ có động lực để hoàn thiện nó. Khi có nhiều việc phải làm trong thời gian ngắn, stress giúp bản thân ta nhận thấy mình phải có trách nhiệm hơn, phải tập trung hơn.
Nhưng khi cơn stress đổi vai trò với bạn, tức là bạn bị stress chi phối thì quả là một cơn ác mộng. Nhức đầu , bứt rứt, chóng mặt là những biểu hiện đầu tiên của việc bị stress. Đôi khi bạn sẽ trở nên lầm lì và ngại giao tiếp với mọi người, tự tạo cho mình một vỏ ốc, chui vào đó và để cơn stress gặm nhấm mình. Và tồi tệ nhất, stress có thể khiến bạn tìm đến giải pháp bi quan nhất để thoát khỏi nó : tự tử. Nhật Bản là một ví dụ, khi đất nước này có số lượng thanh thiếu niên tự tử cao nhất nhì thế giới vì họ bị dồn nén bởi quá nhiều áp lực, từ trường lớp, công việc, hay chính bản thân họ, họ luôn phải là người dẫn đầu.
Không thể hoàn toàn gạt bỏ stress, nhưng bạn có thể học cách chung sống hòa thuận với nó. Hãy giao cho stress một vai trò nhỏ trong cuộc sống của bạn để nó thổi thêm nhiệt huyết vào những việc bạn làm. Và nhớ là luôn tỉnh táo khi nào bạn bị ngập trong stress. Có một cách đơn giản nhất để làm dịu bớt những căng thẳng này là trò chuyện. Tìm một người bạn đủ tin cậy để nghe hết những bức bối của bạn, hoặc có thể chọn internet là nơi lưu giữ mọi mệt mỏi, căng thẳng. Đừng khép lòng và nghxi mình tự giải quyết cơn stress được bởi vì bạn luôn cần một ai đó kéo ra khỏi stress.
Người trẻ hiện nay rất khác với các thế hệ trước. Chúng ta sống trong môt thế giới nhiều tiện nghi hơn, nhiều cơ hội hơn những cũng có quá nhiều việc khiến ta mệt mỏi. Chúng ta năng động hơn, có viêc làm parttime .. nên cũng trải nghiệm stress sớm hơn. Stress hoàn toàn không xa lạ với giới trẻ chỉ có bản thân chúng ta chưa nhận ra độ cần thiết và nguy hiểm của stress mà thôi. Đã đến lúc phải đưa nó vào danh sách đen những kẻ phá đám nguy hiểm mà bất cứ bạn trẻ nào cũng có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Hương Trần
Lớp Phát Thanh Truyền Hình K30B
Bạn có nằm trong tầm ngắm của quả bom Stress
Chuyện thi cử, bài vở chồng chất thành núi , được coi là một dạng áp lực. Bất đồng quan điểm với bố mẹ làm cho chúng ta mặt cau mày có, nhìn rõ vẻ mệt mỏi. Chuyện bị cấp trên phê bình, hay bị bắt nạt ở những nơi làm thêm, cũng khiến chúng ta căng thẳng. Những người trẻ vốn là những người nhạy cảm, tâm lý chưa vững vàng nên những điều tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể góp phần tạo nên tâm lý stress. Bạn có nhận ra mình trong hàng trăm nghìn lí do để stress đó không?
Những “thợ săn” Stress
Phần lớn những người trẻ đều không muốn vướng stress vì cảm giác đó không hề thú vị hay dễ chịu chút nào cả. Nhưng lại có một bộ phận không ít những người trẻ nghiện stress. Khi ngập đầu trong stress cũng là lúc họ thấy hứng thú và say mê làm việc nhất.
“Ngay sau kỳ thi học kỳ, tôi nghĩ nên tự thưởng cho bản thân vài ngày xả hơi, Nhưng khi đang ngồi với đám bạn để tán gẫu tự dưng tôi lại có cảm giác như mình đang lãng phí thời gian quá mức” – Phương Anh (đường Trần Cung, HN). Và sau đó cô nàng này lao ngay vào chiến dịch mới: Rèn giũa Anh văn để lấy được bằng Toefl ibt 100 điểm. Thậm chí, cô nàng này còn quyết định sẽ đăng ký học một lớp aerobic và tìm một công việc partime ngay khi học xong tiếng Anh. Lấp đầy mọi khoảng thời gian trống trong thời gian biểu không phải để chứng tỏ mình hơn người mà chỉ vì cô nàng không chịu nổi cảm giác nhàn rỗi, không có việc để làm.
(ảnh minh họa)
Điều gì đã khiến bộ phận giới trẻ này luôn tìm kiếm Stress? Chính là cảm giác mà tình trạng stress đem lại cho họ. Khi đương đầu với stress, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều adrenaline, một loại hoocmon đem lại cảm giác hưng phấn. Tim đập nhanh, mạnh và cơ thể “đốt” năng lượng nhiều hơn, khiến bạn thấy mình luôn trong trạng thái sẵn sàng, tự tin và làm chủ bản thân. Về mặt tâm lí , những người nghiện stress luôn muốn điều khiển và kiểm soát mọi thứ.
Thế nhưng vẫn có những kiểu nghiện stress cực kì nguy hiểm. Đó là T. Phương là một ví dụ, cô nàng có điều kiện hơn hẳn những người khác, nhưng lại có thú vui kì lạ là thích nhai đi nhai lại những nỗi buồn. Thế là không có chuyện Phương cũng làm cho có chuyện, và trên trang mạng cá nhân của cô nàng thì lúc nào cũng tràn ngập những nỗi buồn mà “không hiểu vì sao lại buồn”
Nên sống chung hay đá phăng cơn stress?
Stress là một phần của cuộc sống, không ai có thể cách ly bản thân hoàn toàn với stress. Ở mức độ nhẹ thì trạng thái này không hề tệ. Một chút căng thẳng, áp lực có thể kích thích óc sáng tạo và giúp bạn thấy hứng thú làm việc hơn. Bạn trẻ nào cũng phải thừa nhận rằng những ngày sát kì thi, bài vở dễ nhập tâm hơn bình thường, hay sắp đến thời hạn hoàn tất công việc, người ta dễ có động lực để hoàn thiện nó. Khi có nhiều việc phải làm trong thời gian ngắn, stress giúp bản thân ta nhận thấy mình phải có trách nhiệm hơn, phải tập trung hơn.
Nhưng khi cơn stress đổi vai trò với bạn, tức là bạn bị stress chi phối thì quả là một cơn ác mộng. Nhức đầu , bứt rứt, chóng mặt là những biểu hiện đầu tiên của việc bị stress. Đôi khi bạn sẽ trở nên lầm lì và ngại giao tiếp với mọi người, tự tạo cho mình một vỏ ốc, chui vào đó và để cơn stress gặm nhấm mình. Và tồi tệ nhất, stress có thể khiến bạn tìm đến giải pháp bi quan nhất để thoát khỏi nó : tự tử. Nhật Bản là một ví dụ, khi đất nước này có số lượng thanh thiếu niên tự tử cao nhất nhì thế giới vì họ bị dồn nén bởi quá nhiều áp lực, từ trường lớp, công việc, hay chính bản thân họ, họ luôn phải là người dẫn đầu.
Không thể hoàn toàn gạt bỏ stress, nhưng bạn có thể học cách chung sống hòa thuận với nó. Hãy giao cho stress một vai trò nhỏ trong cuộc sống của bạn để nó thổi thêm nhiệt huyết vào những việc bạn làm. Và nhớ là luôn tỉnh táo khi nào bạn bị ngập trong stress. Có một cách đơn giản nhất để làm dịu bớt những căng thẳng này là trò chuyện. Tìm một người bạn đủ tin cậy để nghe hết những bức bối của bạn, hoặc có thể chọn internet là nơi lưu giữ mọi mệt mỏi, căng thẳng. Đừng khép lòng và nghxi mình tự giải quyết cơn stress được bởi vì bạn luôn cần một ai đó kéo ra khỏi stress.
Người trẻ hiện nay rất khác với các thế hệ trước. Chúng ta sống trong môt thế giới nhiều tiện nghi hơn, nhiều cơ hội hơn những cũng có quá nhiều việc khiến ta mệt mỏi. Chúng ta năng động hơn, có viêc làm parttime .. nên cũng trải nghiệm stress sớm hơn. Stress hoàn toàn không xa lạ với giới trẻ chỉ có bản thân chúng ta chưa nhận ra độ cần thiết và nguy hiểm của stress mà thôi. Đã đến lúc phải đưa nó vào danh sách đen những kẻ phá đám nguy hiểm mà bất cứ bạn trẻ nào cũng có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Hương Trần
Lớp Phát Thanh Truyền Hình K30B
Cùng chuyên mục
Bình luận