Tại sao rất nhiều sinh viên tốt nghiệp là thất nghiệp?

(Sóng trẻ) - Mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường. Dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2017 có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp và còn gia tăng, đây là con số đáng báo động.


Thực tế cho thấy, trong hàng nghìn sinh viên mới ra trường mỗi năm, chỉ có một bộ phận sinh viên được “lọt vào mắt xanh” những nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, các sinh viên mới ra trường hầu như chưa có kỹ năng để làm nghề.


Khi còn đi học, nhiều sinh viên để thiếu kinh nghiệm thực hành nghiêm trọng. Họ chỉ tập trung vào học lý thuyết mà quên mất trên thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước nài rất chú trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền đạt, khả năng làm việc theo nhóm…


Nài ra, hiện tại nhiều sinh viên còn đang thiếu sót khả năng nại ngữ - tấm vé quan trọng để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. 


Bạn Minh (25 tuổi – cựu sinh viên Đại học Thương mại – HN) cho biết: “Mình ra trường được hai năm nay nhưng cũng chưa ổn định công việc, nay đây mai đó. Đi phỏng vấn cũng rất nhiều và mình cũng đã làm cho vài công ty nhưng sau đó thì không trụ lại được lâu vì sức ép công việc quá lớn mà mình thì còn quá nhiều thiếu sót trong kĩ năng thực hành. Mình phải tham gia nhiều khóa học bổ túc buổi tối để đáp ứng được với yêu cầu công việc.”


f6fb929a6_1.jpg

Sinh viên đối mặt với thực trạng tốt nghiệp là thất nghiệp


Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng thời gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công việc. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc thực tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm.


Chị Trần Thùy Linh - GĐ nhân sự công ty CP Eway chia sẻ: “Nhiều bạn dù bảng điểm không quá ấn tượng nhưng lại tham gia nhiều hoạt động phong trào, khả năng ăn nói lưu loát, sức thuyết phục cao, có khiếu hài hước… khả năng hoà nhập môi trường mới tốt hơn, ngần ấy đã đủ để hạ gục những tấm bằng, điểm số đẹp nhưng ăn nói lí nhí, không chủ động, hỏi gì đáp nấy”.


Bảng điểm học lực là một phần nhỏ. Phần lớn đa số các sinh viên ra trường không muốn thấp nghiệp thì phải đạt đủ tiêu chí của nhà tuyển dụng. Việc quản lý nhân sự trong một công ty hay một tổ chức cố định đã khó rồi chứ không nói đến việc thay đổi nhân sự thường xuyên làm nhà tuyển dụng phải mất khá nhiều thời gian để đầu tư cho việc training lại từ đầu. Do vậy kinh nghiệm làm việc hay bảng điểm có đẹp đến đâu đi chăng nữa cũng không bằng được người mà nhà tuyển dụng thấy “phù hợp”. Nhất là trong thời đại giới trẻ ngày càng sống tự do và phóng túng như ngày nay.


Mặc dù sinh viên thất nghiệp tràn lan song, trên thực tế thị trường việc làm vẫn luôn thiếu người, các công ty vẫn thường xuyên trong tình trạng tìm kiếm nhân viên bởi sự tràn lan của bằng cấp sinh viên đại học nhưng không thể đáp ứng nổi nhu cầu của nhà tuyển dụng. 


Chưa kể đến, còn nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa về thất nghiệp. Nhiều người cho rằng thất nghiệp là không có việc làm, không có thu nhập. Theo một số ý kiến khác, riêng với cử nhân, thạc sĩ hay những người trải qua đào tạo nghề nói chung, thất nghiệp là không làm đúng ngành nghề đã chọn, mà làm các công việc theo dạng thời vụ, thu nhập không ổn định.


Liệu bạn – sinh viên sắp ra trường – có bao giờ tự hỏi vì sao mình tốt nghiệp sẽ thất nghiệp? Liệu do bản thân thiếu kiến thức kỹ năng, hay yêu cầu của các nhà tuyển dụng quá khắt khe? Hoặc do môi trường trong nước không thể để bạn phát huy năng lực của mình?

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN