Tâm đắc với đề thi môn Vă
(Sóng Trẻ) - Sáng 9/7, các sĩ tử khối C và D bắt đầu kì thi Đại học lần II với môn Văn. Đề thi năm nay khá hay và bám sát chương trình sách giáo khoa.
Thời gian làm bài cho môn Văn là 180 phút. Thời tiết sáng ngày thi khá mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các sĩ tử làm bài.
Với câu nghị luận xã hội của đề Văn khối C, các thí sinh cùng luận bàn về kẻ cơ hội: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu”. Đây là câu đòi hỏi thí sinh phải thực sự hiểu được các khái niệm trong đề: “kẻ cơ hội”, “nôn nóng”, thành tích”, “người chân chính”, “lập nên”, “thành tựu”, so sánh hai vế của ý kiến trong đề và đưa ra những nhận định riêng của mình về quan điểm được nêu ra. Bên cạnh đó đây là vấn đề khá trừu tượng, đòi hỏi các thí sinh phải có sự sáng tạo, vận dụng sự hiểu biết xã hội vào bài”.
Tại trường THPT Xuân Đỉnh (điểm thi trường đại học Sư phạm Hà Nội), nhiều thí sinh tỏ ra vui vẻ khi đã hoàn thành tốt bài thi của mình.
Lan – thí sinh dự thi tại trường THPT Xuân Đỉnh (điểm thi trường Đại học Sư phạm Hà Nội) ra khỏi phòng thi với nụ cười rạng rỡ: “Em khá tự tin với bài thi môn văn của mình. Hi vọng sẽ đạt kết quả cao”.
Rạng rỡ sau khi hoàn thành tốt bài
Tuy nhiên, một số thí sinh dự thi khối C lúng túng với câu 1 tronng đề thi. Thí sinh đầu tiên ra khỏi điểm thi trường THPT Xuân Đỉnh cho biết: “Câu 1 em làm không tốt. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm hay nhưng khá khó.
Đề bài lại xoáy vào hình ảnh hai người phụ nữ được ví với vẻ đẹp sông Hương. Nếu không thực sự yêu thích tác phẩm thì khó lòng phân tích. Làm xong hai câu còn lại, em ra sớm”.
Thí sinh đầu tiên ra khỏi trường thi THPT Xuân Đỉnh môn Văn
Tại Hải Phòng, Hoàng Ngân và Thu Trang thi khối C tại Hội đồng thi Đại học Hàng Hải cũng cảm thấy khá hài lòng với bài thi văn của mình: “ Đề thi văn khối C đều là những bài chúng em đã được các thầy cô dạy kĩ trên lớp nên em thấy không khó lắm”.
Hai mẹ con phấn khởi với đề thi Văn
Đề thi Văn khối D có phần nhẹ nhàng hơn. Các thí sinh rất hào hứng với câu nghị luận xã hội. Vấn đề được đề cập đến là sự thần tượng chưa đúng cách của một bộ phận các bạn trẻ hiện nay: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hoá, nhưng mê muội thần tượng là một thảm hoạ”. Sự ngưỡng mộ thần tượng không phải sai nhưng cần có cái nhìn đúng đắn về nó. Đề văn yêu cầu các bạn đưa ra những nhận định của mình trong việc ứng xử có văn hoá trong cách thể hiện sự hâm mộ.
Bạn Hồng hạnh – thí sinh dự thi Khoa Kinh tế đối Nại ĐH Nại Thương chia sẻ: “Đề văn năm nay khá sát với chương trình học, mình làm rất tốt câu 2 điểm và 5 điểm. Mình nghĩ điểm của mình sẽ dao động từ 7 – 8”.
Cũng dự thi ĐH Nại Thương, bạn Thu Thủy chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với câu nghị luận xã hội trong đề thi. Đề bài đã đề cập đến “Văn hóa thần tượng” – một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trong cuộc sống giới trẻ chúng mình. Vì vậy, mình làm rất tốt và mong bài đạt kết quả cao”.
Thí sinh ra về với tâm trạng khá thoải mái và vui vẻ
Dự thi Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Bạn Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Đề năm nay dễ thở hơn một số năm trước, mình làm rất tốt câu 5 điểm. Nhưng phần kiến thức câu 2 điểm còn chưa nắm vững. Mình nghĩ sẽ được khoảng 7 điểm”.
Thu Thảo, một thí sinh thi khối D tại Hội đồng thi trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) cho biết: “Em rất thích đề Văn khối D năm nay, nhất là câu 2, em tự tin với bài làm của mình”.
Tuy nhiên, một số thí sinh phản ứng dữ dội với câu nghị luận xã hội trong đề văn khối D. Không lâu sau khi kết thúc thời gian làm bài thi môn Văn, trên trang mạng xã hội facebook đã xuất hiện những status với những lời nói thiếu văn hoá, thể hiện sự tôn sung thái quá thần tượng của mình.
Những hành động này là một trong những ví dụ minh hoạ điển hình cho thực trạng nhiều bạn trẻ hâm mộ thần tượng một cách ngộ nhận, mù quáng.
Nhìn chung, đề thi đại học môn Văn cả khối C và D năm nay đều được đánh giá hay, giàu tính giáo dục. Hy vọng các thí sinh sẽ giữ được sức khỏe và tinh thần để hoàn thành tốt các môn thi còn lại ở các khối thi.
Thời gian làm bài cho môn Văn là 180 phút. Thời tiết sáng ngày thi khá mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các sĩ tử làm bài.
Với câu nghị luận xã hội của đề Văn khối C, các thí sinh cùng luận bàn về kẻ cơ hội: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu”. Đây là câu đòi hỏi thí sinh phải thực sự hiểu được các khái niệm trong đề: “kẻ cơ hội”, “nôn nóng”, thành tích”, “người chân chính”, “lập nên”, “thành tựu”, so sánh hai vế của ý kiến trong đề và đưa ra những nhận định riêng của mình về quan điểm được nêu ra. Bên cạnh đó đây là vấn đề khá trừu tượng, đòi hỏi các thí sinh phải có sự sáng tạo, vận dụng sự hiểu biết xã hội vào bài”.
Tại trường THPT Xuân Đỉnh (điểm thi trường đại học Sư phạm Hà Nội), nhiều thí sinh tỏ ra vui vẻ khi đã hoàn thành tốt bài thi của mình.
Lan – thí sinh dự thi tại trường THPT Xuân Đỉnh (điểm thi trường Đại học Sư phạm Hà Nội) ra khỏi phòng thi với nụ cười rạng rỡ: “Em khá tự tin với bài thi môn văn của mình. Hi vọng sẽ đạt kết quả cao”.
Rạng rỡ sau khi hoàn thành tốt bài
Tuy nhiên, một số thí sinh dự thi khối C lúng túng với câu 1 tronng đề thi. Thí sinh đầu tiên ra khỏi điểm thi trường THPT Xuân Đỉnh cho biết: “Câu 1 em làm không tốt. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm hay nhưng khá khó.
Đề bài lại xoáy vào hình ảnh hai người phụ nữ được ví với vẻ đẹp sông Hương. Nếu không thực sự yêu thích tác phẩm thì khó lòng phân tích. Làm xong hai câu còn lại, em ra sớm”.
Thí sinh đầu tiên ra khỏi trường thi THPT Xuân Đỉnh môn Văn
Tại Hải Phòng, Hoàng Ngân và Thu Trang thi khối C tại Hội đồng thi Đại học Hàng Hải cũng cảm thấy khá hài lòng với bài thi văn của mình: “ Đề thi văn khối C đều là những bài chúng em đã được các thầy cô dạy kĩ trên lớp nên em thấy không khó lắm”.
Hai mẹ con phấn khởi với đề thi Văn
Đề thi Văn khối D có phần nhẹ nhàng hơn. Các thí sinh rất hào hứng với câu nghị luận xã hội. Vấn đề được đề cập đến là sự thần tượng chưa đúng cách của một bộ phận các bạn trẻ hiện nay: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hoá, nhưng mê muội thần tượng là một thảm hoạ”. Sự ngưỡng mộ thần tượng không phải sai nhưng cần có cái nhìn đúng đắn về nó. Đề văn yêu cầu các bạn đưa ra những nhận định của mình trong việc ứng xử có văn hoá trong cách thể hiện sự hâm mộ.
Bạn Hồng hạnh – thí sinh dự thi Khoa Kinh tế đối Nại ĐH Nại Thương chia sẻ: “Đề văn năm nay khá sát với chương trình học, mình làm rất tốt câu 2 điểm và 5 điểm. Mình nghĩ điểm của mình sẽ dao động từ 7 – 8”.
Cũng dự thi ĐH Nại Thương, bạn Thu Thủy chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với câu nghị luận xã hội trong đề thi. Đề bài đã đề cập đến “Văn hóa thần tượng” – một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm trong cuộc sống giới trẻ chúng mình. Vì vậy, mình làm rất tốt và mong bài đạt kết quả cao”.
Thí sinh ra về với tâm trạng khá thoải mái và vui vẻ
Dự thi Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Bạn Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Đề năm nay dễ thở hơn một số năm trước, mình làm rất tốt câu 5 điểm. Nhưng phần kiến thức câu 2 điểm còn chưa nắm vững. Mình nghĩ sẽ được khoảng 7 điểm”.
Thu Thảo, một thí sinh thi khối D tại Hội đồng thi trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) cho biết: “Em rất thích đề Văn khối D năm nay, nhất là câu 2, em tự tin với bài làm của mình”.
Tuy nhiên, một số thí sinh phản ứng dữ dội với câu nghị luận xã hội trong đề văn khối D. Không lâu sau khi kết thúc thời gian làm bài thi môn Văn, trên trang mạng xã hội facebook đã xuất hiện những status với những lời nói thiếu văn hoá, thể hiện sự tôn sung thái quá thần tượng của mình.
Những hành động này là một trong những ví dụ minh hoạ điển hình cho thực trạng nhiều bạn trẻ hâm mộ thần tượng một cách ngộ nhận, mù quáng.
Nhìn chung, đề thi đại học môn Văn cả khối C và D năm nay đều được đánh giá hay, giàu tính giáo dục. Hy vọng các thí sinh sẽ giữ được sức khỏe và tinh thần để hoàn thành tốt các môn thi còn lại ở các khối thi.
Kiều Luyến - Đỗ Hiền - Diệu Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận