Tấm gương người cựu chiến binh trong thời kỳ mới

(Sóng trẻ) - Tuy đã rời quân đội hơn 40 năm, ông Trần Huy Quang vẫn luôn gìn giữ và phát huy nếp sống và kỷ luật nghiêm khắc của bộ đội, đại diện cho hình ảnh người Đảng viên gương mẫu.

Ký ức không bao giờ quên

Nghe theo lệnh tổng động viên ngày 5/3/1979 do chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký, ông Trần Huy Quang (sinh năm 1962) đã tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ khi mới chỉ có 17 tuổi.

z5397535709055_c151c9b124c9c4bc7ac02f132b39bd28.jpg
Lệnh tổng động viên được in trên tờ báo Nhân Dân số 9036 (Ảnh: Báo Dân Việt)

 

Qua lời tâm sự của ông, bộ đội thời điểm đó không có đầy đủ quân tư trang như bây giờ bởi thời ấy, nước ta còn khó khăn và biên giới phía Bắc cũng đang xảy ra chiến tranh. Dù vậy, những rào cản vẫn không thể làm mờ đi ánh sáng của niềm tin và ý chí mạnh mẽ trong mỗi người chiến sĩ.

Cựu chiến binh Trần Huy Quang cho biết công việc chính khi ở trong quân đội của ông là cán bộ huấn luyện tân binh tại đơn vị Bộ binh. Chương trình huấn luyện dành cho tân binh sẽ bao gồm một số nghiệp vụ như kỹ thuật cá nhân, kỹ thuật tác chiến, kỷ luật, chính trị, kỹ năng chiến đấu; kỹ năng sử dụng khi tài (vũ khí);...

Nhớ về những hồi ức năm xưa, ông trầm ngâm nói: “Buổi tối ngủ có khi nghe còi báo động đến mấy lần. Còi báo động chiến đấu là chỉ có mặc quần áo, tư trang, xỏ giày, xách súng ra tập hợp; còi báo động hành trang di chuyển là mang cả chăn màn, quần áo… tất cả những gì của mình là phải cho hết vào balo. Chỉ 3 phút, chúng tôi phải có mặt ở nơi tập trung rồi. Có những đồng chí đi ngủ không dám cởi giày, xỏ sẵn giày để khi nghe tiếng còi là đứng dậy nhanh túm đồ vào balo chạy ra nơi tập hợp”.

z5397535704056_75850c0407968d95f40dce57c1e1524b.jpg
Ảnh minh họa cuộc chuyển quân thần tốc, bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (Ảnh: Baovietnamnet)

 

Chia sẻ thêm với phóng viên, người bộ đội năm xưa kể rằng có ngày phải hành quân di chuyển 9 ngày đường, từ Thuận Châu lên đến Lai Châu. Mưa tầm, mưa tã, mọi người khoác áo mưa đi bộ, ai không biết buộc áo mưa thì mưa ướt hết cả chăn, mà chăn hút nước vào rất nặng, như đến hàng tạ trên lưng.

Tuy gian nan, vất vả nơi chiến khu là thế nhưng trong kí ức của ông luôn nhớ như in những kỉ niệm bình dị bên cạnh đồng đội, làm dịu đi nỗi khắc nghiệt nơi biên giới. “Chúng tôi thường đàn hát cho nhau nghe, bất kể những lúc buồn vui hay nhớ nhà. Điều này vừa là để khích lệ lại tinh thần chiến đấu, vừa là cơ hội để gắn bó thêm tình cảm giữa những người đồng chí”.

Cựu chiến binh trong thời kỳ mới 

Mang trong mình sự tâm huyết, với mong muốn có thể được cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Do đó, khi rời bộ đội, ông vào làm việc tại cơ quan Nhà nước về nông nghiệp và bảo vệ thực vật huyện Phù Yên.

Dù đã trải qua nhiều năm ở trong quân ngũ, nhưng ý chí cầu tiến, ham học hỏi vẫn luôn bừng sáng trong người cựu chiến binh ấy. Nhờ vậy, ông đã có 2 bằng đại học tại Đại học Bắc Thái III (nay là Đại học Nông lâm Thái Nguyên) và Đại học Nông Nghiệp Việt Nam tại Hà Nội.

Nói về quá trình công tác của mình, ông cho biết thường giúp nông dân quản lý đồng ruộng, cân bằng sinh thái (hạn chế sử dụng thuốc hóa học) để bảo vệ môi trường. Biết có một loài rệp gây ảnh hưởng đến mùa màng, kinh tế của nhân dân, ông quyết tâm nghiên cứu và tìm ra cách để trừ khử rệp ăn rễ cây. Ông vui vẻ chia sẻ rằng xử lý được loại rệp này, giúp đỡ được cho người dân là điều cảm thấy tự hào trong quá trình công tác của mình.

z5397535704058_a9e3ba8899516c128176046274c2c892.jpg
Buổi thí nghiệm dùng vải phủ chống cỏ dại cây cam tại vườn nhà người nông dân của ông Quang cùng đồng nghiệp. (Ảnh: NVCC)

 

Được biết, sau thời gian làm việc tại Trạm bảo vệ thực vật, người cựu chiến binh tận tâm ấy đã chuyển sang làm công tác Đảng tại Huyện Ủy. Theo lời nhận xét của bà Lê Thị Vinh, giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn, người đã có thời gian làm việc với ông Trần Huy Quang: “Khi ở vị trí Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra ông luôn nghiêm túc, chuẩn chỉnh, không có bất kỳ một ngoại lệ nào khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các Đảng viên và các tổ chức Đảng”.

z5397535704057_7600a40d83f83561068bf8b850d2e3f2.jpg
Đồng chí Trần Huy Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Phù Yên tham gia “xóa nhà tạm cho cựu chiến binh” tại xã Mường Lang (Ảnh: NVCC)

 

Là một người Cựu chiến binh, một Đảng viên, một lãnh đạo, ông Trần Huy Quang khẳng định: “Mình cần đặt mình vào khuôn khổ, rèn luyện ý chí, ý thức đặt ra mục tiêu, tự nghiêm khắc, tự giác, kỷ luật, không bao giờ rời bỏ mục tiêu. Nếu không có khuôn khổ thì dễ làm theo sở thích, tùy hứng của bản thân hoặc sẽ bỏ cuộc khi thấy khó khăn, muốn chạy theo cái dễ dàng hơn”.

z5397535708615_ec8c830ba89b773ea53d1237055eca63.jpg
“Bố mình đến bây giờ luôn duy trì thói quen, nếp sống và sinh hoạt hàng ngày có kỷ luật như ở quân đội. Bố cũng dạy chị em chúng mình như thế, phải luôn nghiêm khắc với bản thân, tránh lạc vào những cám dỗ ngoài kia”, chị Trần Thị Phương Anh (con gái ông Trần Huy Quang) cho hay. (Ảnh: NVCC)

 

Ngưỡng mộ về cách làm việc của ông, chị Trần Thị Phương Anh (con gái ông Trần Huy Quang) bày tỏ: “Bố cũng chính là nguồn động lực của chị em mình, từ nhỏ mình đã được nghe bố kể rất nhiều chuyện thời bố còn trong quân ngũ, kể về việc ông cha ta giành độc lập tự do khó thế nào. Nhờ vậy chị em mình luôn trân trọng những giá trị cuộc sống xung quanh và biết làm thế nào để có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình”.

z5397535709197_79f1a1ee285bbcfbbd0964af2a5b95c0.jpg
Góc nhỏ tại nhà trưng bày kỷ niệm và thành quả trong thời gian công tác của ông Trần Huy Quang (Ảnh: Mỹ Lam)

Hiện tại, ở tuổi 65, người cựu chiến binh Huy Quang tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ vững quan điểm làm việc, lối sống ngay thẳng, có kỷ luật, chuẩn chỉnh phong thái của một người bộ đội cụ Hồ. Với ông, dù thời chiến hay thời bình, ông luôn ý thức rõ vai trò của mình và cống hiến hết mình vì một đất nước ấm no, hạnh phúc. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN