Tan mộng Đại học, bạn trẻ làm gì?

(Sóng trẻ) - Kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2014 đã kết thúc. Trong thời gian tới, các sĩ tử trên cả nước sẽ chính thức đón nhận kết quả thi của mình. Dù muốn hay không, cánh cửa ĐH&CĐ sẽ không thể mở ra với tất cả các học sinh THPT.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), sau mỗi kì tuyển sinh ĐH, CĐ, chỉ có khoảng 30% thí sinh trúng tuyển và trở thành những tân sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều bạn trẻ sẽ trượt đại học.

Khi quan niệm phải đậu đại học để thành tài làm rạng danh gia đình từ lâu đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt Nam, các bạn trẻ luôn phải chịu một áp lực tâm lý ghê gớm. Những áp lực ấy tuy vô hình nhưng đè nặng trong tâm trí mỗi người. Nếu rớt đại học, bạn dũng cảm đối mặt hay vùi mình trong nỗi sợ hãi? Mỗi người chọn cho mình một cách ứng xử khác nhau.

Trên thực tế, trượt đại học, nhiều bạn trẻ mắc phải các bệnh về tâm thần, hay trầm cảm do sốc. Đau xót hơn khi có một số bạn trẻ khác đã tìm đến cái chết nhằm giải thoát bản thân, trốn tránh thực tại. Gần đây nhất, chiều 2-8, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại hiệu vàng Hòa Thuận (TT Mộ Đức, H. Mộ Đức, Quảng Ngãi). Theo giám định bước đầu của lực lượng CA, con ruột chủ hiệu vàng là anh Nguyễn Tấn Tài (18 tuổi) mua 4 lít xăng đem lên phòng riêng tự thiêu. Theo một số người thân, do thi rớt một trường đại học nên Tài suy sụp tinh thần.

d45257e27_t_96655ac2971514d67ce56df41f3baa6fd22fc62423a.jpeg
Tan mộng Đại học, không ít bạn trẻ đã "ôm" vào mình những suy nghĩ tiêu cực. 
Ảnh: Clip "Tôi... rớt Đại học"

Trong khi đang vùi đầu trong đau khổ, nhiều bạn trẻ đã quên mất một thực trạng đáng báo động hiện nay: tỷ lệ thất nghiệp của lao động trình độ ĐH & CĐ tăng cao và liên tục. Theo báo cáo của  Bộ LĐ-TB&XH & Tổng cục Thống kê trong quý IV-2013: cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012), trong đó có đến 72,000 cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp.

5a7e78140_hjca1.jpg
Trước thực trạng cử nhân thất nghiệp, liệu Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến "thành công"?
Ảnh: Internet

Đứng trước cú ngã đầu tiên trong đời, không phải cô cậu học sinh nào cũng có đủ bản lĩnh để vượt qua. Trượt đại học không phải làm thảm họa. Nhưng "làm gì khi thi trượt đại học?" mới là câu hỏi quan trọng cần tìm lời giải đáp.

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, những chia sẻ, góp ý của quý độc giả về chủ đề “Tan mộng Đại học, bạn trẻ làm gì?” có thể sẽ là bài học giá trị cho các bạn học sinh vừa trải qua kì thi hiện tại và các thế hệ học sinh khác sẽ bước vào thử thách của kì thi đại học trong những năm tới.

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected].
Nhóm 5
Lớp Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN