"Táo quân" vật lộn trong hồ Tây đen đặc tro tà
(Sóng Trẻ) - Trong ngày tiễn ông Táo về trời, 23 tháng chạp, mặt nước hồ Tây phải oằn mình hứng chịu từng đợt "xả" cá, tro và hàng trăm túi rác nilon của người dân.
Theo truyền thống, sau khi làm lễ cúng Táo Quân và hóa vàng, nhân dân ta thường thả cá chép vàng ra sông ra hồ như để làm "phương tiện" tiễn ông công ông táo lên chầu trời. Đây là việc làm vừa phù hợp với phong tục truyền thống, vừa tiết kiệm và nhân văn; không những giúp người dân được thỏa nguyện với tâm ý của mình mà còn đưa những chú cá vàng về đúng với môi trường sống của chúng.
Khá nhiều người đến hồ Tây thả cá chép vàng
Vừa thả cá xuống hồ, bác Lê Thị Mỹ chia sẻ: "Hôm nay là ngày tiễn ông Táo về trời, tôi thả cá xuống sông với một lòng thành tâm, cầu mong các vị lên tấu trình với Ngọc Hoàng, cho bách gia trăm họ được mát mẻ khỏe mạnh để làm ăn thuận lợi"Tuy nhiên, ngay trong khi làm công việc đầy ý nghĩa tâm linh và nhân văn này, nhiều người dân lại tỏ ra không có ý thức bảo vệ môi trường. Không ít người đã mang tro đốt vàng mã đổ ào ạt xuống mặt hồ, khiến màu nước trở nên đen đặc, từng đám tro nổi lên đóng thành váng dày đặc trên mặt hồ.
Khi được hỏi về lý do đổ tro xuống mặt hồ, bác Nguyễn Văn Thắng (phường Tứ Liên) cho rằng: "Không rắc tro đốt từ mã của ba ông Táo xuống hồ thì chẳng khác nào cá chép lên trầu mà không có Táo quân".
Nhiều người thả tro xuống mặt hồ.
Mặt hồ đen đặc tro tàn.
Khiến những chú cá chép vàng vừa được phóng sinh...
...đã phải vật lộn tìm đường thoát khỏi lòng hồ ô nhiễm.
Mặt hồ đen đặc tro tàn.
Khiến những chú cá chép vàng vừa được phóng sinh...
...đã phải vật lộn tìm đường thoát khỏi lòng hồ ô nhiễm.
Rất nhiều cá chép phải bỏ giấc mơ về "chầu trời"
Phần còn lại sau màn thả cá và tro xuống hồ
Nhiều bạn trẻ tình nguyện tham gia nhặt rác nhằm bảo vệ hồ
Đáng buồn hơn, nhiều người dân sau khi thả cá xong còn tỏ ra thiếu ý thức bảo vệ mĩ quan hồ khi thản nhiên vứt túi nilon bừa bãi. Hàng trăm túi nilon chất thành đống trên thành hồ, mùi tanh từ túi bốc lên nồng nặc, một vài người vì vướng phải túi mà trượt chân xuống hồ. Nhiều bạn trẻ đến thả cá thì ái ngại và chọn một nơi sạch sẽ hơn để "tiễn táo quân" về trời.
Không giấu nổi sự bức xúc trước hành vi ứng xử thiếu văn hóa của nhiều người, bà Hồng (B8, khu tập thể Kim Liên) cho rằng: "thật là hành vi vô ý thức. Việc vứt bừa bãi túi nilon ra mặt hồ vừa khiến cho hồ ngập ngụa rác, lại khiến cho hồ bị ô nhiễm vì nilon khó phân hủy. Bên cạnh đó việc thả tro xuống hồ cũng khiến cho mặt hồ đen đặc, rất bẩn".
Không giấu nổi sự bức xúc trước hành vi ứng xử thiếu văn hóa của nhiều người, bà Hồng (B8, khu tập thể Kim Liên) cho rằng: "thật là hành vi vô ý thức. Việc vứt bừa bãi túi nilon ra mặt hồ vừa khiến cho hồ ngập ngụa rác, lại khiến cho hồ bị ô nhiễm vì nilon khó phân hủy. Bên cạnh đó việc thả tro xuống hồ cũng khiến cho mặt hồ đen đặc, rất bẩn".
Phần còn lại sau màn thả cá và tro xuống hồ
Nhiều bạn trẻ tình nguyện tham gia nhặt rác nhằm bảo vệ hồ
Thả cá chép xuống hồ trong ngày tiễn Táo quân về trời mang một ý nghĩa văn hóa và nhân văn vô cùng sâu sắc. Điều đó thể hiện được tấm lòng cũng như nét đẹp trong truyền thống của dân tộc. Thế nhưng, đừng vì những hành vi thiếu ý thức sau đó mà làm mất đi hình ảnh của người Việt, phong tục Việt trong mắt bạn bè thế giới.
Trí Công
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận