Tết của các dân tộc thiểu số trên vùng núi cao Tây Nguyên

01-compressed.jpg

(Sóng trẻ) - Khác với phần đông dân số Việt Nam, dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đón Tết vào thời khắc những hạt mưa đầu tiên của năm rơi xuống.

02-1-compressed.jpg

Khí hậu Tây Nguyên được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô nắng gắt, khô hạn, thường xuyên xảy ra cháy rừng và không thể canh tác. Nhưng bước vào mùa mưa, cả một bầu không gian như thay đổi, khoác lên một chiếc áo mới đầy màu sắc và đây cũng là lúc đồng bào đi làm rẫy, hứa hẹn một mùa đầy ấm no hạnh phúc.

Chính vì vậy, người dân tộc J’rai (dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ đông nhất tại các tỉnh Tây Nguyên) có phong tục đón Tết vào khoảng tháng 4 dương lịch. Đó là tháng đầu tiên của mùa mưa, cũng là tháng đầu tiên của những ngày canh tác. 

Nghệ nhân Abiu (người dân tộc Jrai, 67 tuổi, sống tại Kon Tum) cho biết: “Tháng 12 âm lịch theo lịch người J’rai là tháng Wor, có nghĩa là “quên”. Tháng Wor trời sẽ có mưa, mưa là “lộc’ của trời. Mưa xuống đồng nghĩa với việc cây cối sẽ sinh sôi nảy lộc, nương rẫy sẽ trở nên xanh tốt. Vào tháng Wor thì không phải đi gánh nước, vậy nên người J’rai sẽ “quên” đi vất vả, mệt mỏi, phiền não và đón chào niềm vui, hạnh phúc mới”.

03-compressed.jpg


Chính bởi cách tính lịch này mà Tết của người dân tộc J’rai không được ấn định một ngày cụ thể nào trong năm. Tùy theo khu vực, tùy theo khí hậu mà mỗi năm, tại mỗi địa điểm khác nhau sẽ có những ngày Tết khác nhau. Ngày tết được chọn và tổ chức tùy theo gia đình, tùy theo khu vực làng lựa chọn nên không có đêm giao thừa.

02-1-compressed.jpg


Vào ngày tết, các gia đình Jrai thường tổ chức kèm theo một Lễ nào đó như : Lih (lễ tạ ơn), hay lễ Pơ- thi (lễ bỏ mả), hay Đị tố sang (lễ mừng nhà mới). Gia đình nào không có Lễ kèm theo tết nguyên đán thì việc tổ chức đón tết nguyên đán có phần tùng tiệm hơn.


Ngày Tết của người đồng bào J’rai thể hiện rất rõ nét tính cộng đồng và đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú của họ. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Như Quỳnh (45 tuổi, phòng Văn hóa Thông tin huyện Chư Prong, tỉnh Gia Lai), người từng tham dự vào lễ Tết của người dân J’rai chia sẻ: “Trong những ngày tết, người dân sẽ tự mang thức ăn, gạo và rượu đến nhà nào thông báo tổ chức ăn uống. Ai góp gì, góp bao nhiêu cũng được. Khách và chủ không có tính toán, cũng chẳng cần những lời mời xã giao. Họ cùng ăn, cùng uống rượu cần, và cùng đánh cồng, chiêng và hát hò”


Người J’rai thường mời thầy cúng, nhờ thầy cúng gọi các thần núi, thần sông, thần suối gần đó và gọi tổ tiên về ăn chung. Khi cúng, thầy cúng đặt một ngón tay vào ghè rượu rồi kể lể vân vi. Lúc kết thúc lời cúng, thầy lấy nước trong bát đồng đổ vào ghè rượu. Ai là nhân vật chính trong lễ thì được ưu tiên cầm cần uống trước. 


Rượu uống ngày Tết được gọi là rượu cần. Rượu cần sẽ được ủ từ những sản vật có sẵn của núi rừng: gạo hoặc ngô, khoai, sắn, vỏ trấu và một số loại cây củ khác. Rượu dành cho những ngày lễ đặc biệt sẽ được ủ bằng gạo nếp. Các nhà sẽ đi kiếm những chiếc ché cổ để đựng rượu. Ché càng cổ càng cổ rượu lại càng ngon vì những chiếc ché cổ không tráng men sẽ dễ giúp cho men rượu bám và lên men. Rượu cần không có nồng độ cao, để lại hậu vị ngọt và khá dễ uống. Nhưng một khi đã say men rượu cần thì sẽ rất lâu mới có thể tỉnh.

04-1-compressed.jpg


Đồng bào J’rai chỉ dùng cơm lam ăn cùng món thịt nướng, món phèo, món canh bí nấu với xương trong nồi to, món thịt heo luộc thái miếng trộn với thính làm từ bột bắp rang. Họ vừa ăn uống, vừa nhảy múa. Buổi sáng thì đánh cồng chiêng xung quanh nhà rông lớn, đến tối thì đốt thêm ngọn lửa lớn. Chếnh choáng trong men rượu cần cùng không khí nhộn nhịp vui tươi của lễ hội, âm vang của cồng chiêng kích thích các chàng trai, cô gái J’rai học đánh cồng chiêng và xoang (nhảy múa) theo tiếng cồng chiêng. 

05-compressed.jpg

Tiếng cồng, tiếng chiêng không bao giờ vắng mặt trong những ngày lễ, Tết quan trọng của người dân J’rai. “Nếu một ngày lễ thiếu đi tiếng cồng, tiếng chiêng thì nó không còn là ngày lễ nữa” - Nghệ nhân Abiu chia sẻ với phóng viên trong lúc đánh một đoạn nhạc trên đàn tơ - rưng - “Tiếng cồng, tiếng chiêng là tâm tư của người làng đến với thần linh, cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhà nhà no đủ. Chiêng cũng là tiếng nhạc mừng khi con người sinh ra, cũng là tiếng buồn ai oán đưa người về cõi A Tâu”. 


Sau khi đón tết nguyên đán, người Jrai bước vào vụ mới. Trước khi lên nương thì phải cúng. Tha pơ-lơi hay tha bôn (già làng) là người tổ chức lễ cúng để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con chuột, con chim không đến quấy phá.


 Tết nguyên đán của người dân J’rai không chỉ là một lễ hội lớn. Những hoạt động trong ngày Tết là bức tranh phản ánh rõ nét nhất nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn của những người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được thể hiện trong những ngày lễ, Tết cũng được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. 


Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID - 19 đã tạo nên sự thay đổi rất lớn đến các hoạt động Tết nguyên đán của người dân J’rai. Những cán bộ văn hóa đã xuống tận thôn, làng để tuyên truyền, phổ biến người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. 


“Mọi năm mọi người sẽ cùng uống một ché rượu thông qua các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ. Nhưng từ khi dịch bệnh COVID - 19 xuất hiện thì chúng tôi yêu cầu họ hạn chế tụ tập, hạn chế tiếp xúc ăn uống với người nhà khác, đặc biệt là vào dịp Tết. Chúng tôi cũng tuyên truyền về cách đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn hằng ngày” - Cô Nguyễn Thị Thương, cán bộ văn hóa huyện Mang Yang chia sẻ. 

06-compressed.jpg

Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, tuyên truyền đến đồng bào các làng vùng sâu vùng xa, nhưng những cán bộ văn hóa vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các hoạt động văn hóa ngày Tết được diễn ra an toàn, đảm bảo nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch. Số ca mắc tại các tỉnh Tây Nguyên luôn nằm trong vùng kiểm soát. 


Ngày nay, khi chính sách đại đoàn kết dân tộc được triển khai mạnh mẽ, lối sống của người dân tộc J’rai có nhiều biến đổi. Tại một số buôn làng mới, người dân J’rai sẽ ăn Tết Nguyên Đán theo lịch của người Kinh. Tuy vậy, nét văn hóa đặc sắc ngàn đời không hề bị lu mờ. Giữ gìn bản sắc văn hóa Tết của người dân J’rai nói riêng cũng như các đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung là một trong những biện pháp quan trọng để giữ gìn nét văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần phần bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN