Tết Mông xuống phố 2024 - Lan tỏa bản sắc dân tộc thiểu số

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 31/12, nhóm sinh viên người Mông tại Hà Nội tổ chức sự kiện “Tết Mông xuống phố” năm 2024 tại nhà Văn hóa Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

 “Tết Mông xuống phố” là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2016 với mục đích tăng cường gắn kết cộng đồng người dân tộc Mông và các đồng bào dân tộc khác là giới trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Đồng thời, sự kiện còn là cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, chia sẻ về bản sắc văn hoá quê hương giữa các đội nhóm sinh viên Mông các vùng miền đang sinh sống tại Hà Nội.  

Sự kiện được tổ chức ngoài trời, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ người Mông (Ảnh: Viết Học)
Sự kiện được tổ chức ngoài trời, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ người Mông. (Ảnh: Viết Học)

Với chủ đề “Văn hoá người Mông ở các vùng miền”, sự kiện mong muốn góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc người Mông nói riêng và đồng bào dân tộc Việt Nam nói chung. 

Không gian nghệ thuật của chương trình mang đậm không khí Tết nơi vùng cao. (Ảnh: Viết Học)
Không gian nghệ thuật của chương trình mang đậm không khí Tết nơi vùng cao. (Ảnh: Viết Học)

Không gian sự kiện được thiết kế như một tour diễn du lịch đưa khán giả tìm hiểu về từng nét văn hóa riêng của người Mông ở các tỉnh thành, địa phương nơi có người Mông đang sinh sống. Hòa vào không gian ấy, nhiều hoạt cảnh, bài múa, đồng diễn tái hiện lại những hoạt động thường ngày của người Mông. 

Anh Hoàng Tân Nam (21 tuổi), sinh viên năm cuối trường Đại học Văn hoá Hà Nội - Trưởng Ban tổ chức Tết Mông xuống phố 2024 (Ảnh: BTC)
Anh Hoàng Tân Nam (21 tuổi), sinh viên năm cuối trường Đại học Văn hoá Hà Nội - Trưởng Ban tổ chức Tết Mông xuống phố 2024. (Ảnh: BTC)

Tại lễ khai mạc, anh Nam chia sẻ: “Sau khi kết thúc một mùa thu hoạch, vào khoảng tháng 12 dương lịch hằng năm, người Mông sẽ ăn Tết để khởi đầu cho một mùa vụ mới bội thu. Vì vậy những sinh viên người Mông phải sống xa gia đình, xa quê hương vướng lịch học của nhà trường không được về đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết. Bởi lẽ đó, Tết Mông xuống phố được tổ chức để cộng đồng người Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội cùng nhau đón Tết xa nhà, đồng thời để quảng bá bản sắc văn hóa của người Mông đến với cộng đồng”.

Sự kiện kéo dài từ 7 giờ sáng tới cuối giờ chiều, khởi động là cuộc thi văn nghệ, tranh tài giữa các đội nhóm sinh viên người Mông, mỗi đội nhóm là đại diện cho các tỉnh như Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Nghệ An, Sơn La,… Họ mang lên sân khấu những món quà tinh thần mang đậm văn hoá của địa phương mình. 

Tiết mục văn nghệ đầy ấn tượng của nhóm sinh viên Mông tỉnh Hà Giang, tái hiện những hoạt cảnh vui chơi ngày Tết ở quê nhà. (Ảnh: Viết Học)
Tiết mục văn nghệ đầy ấn tượng của nhóm sinh viên Mông tỉnh Hà Giang, tái hiện những hoạt cảnh vui chơi ngày Tết ở quê nhà. (Ảnh: Viết Học)
Nhóm sinh viên Mông tỉnh Nghệ An mang tới cho sự kiện phong tục dân gian Cúng giỗ họ một cách sáng tạo. (Ảnh: Viết Học)
Nhóm sinh viên Mông tỉnh Nghệ An mang tới cho sự kiện phong tục dân gian Cúng giỗ họ một cách sáng tạo. (Ảnh: Viết Học)
Những hoạt động như gặt lúa vùng cao, giã gạo, múa sênh tiền được nhóm sinh viên Mông tỉnh Lào Cai đan xen vào tiết mục văn nghệ một cách độc đáo. (Ảnh: Viết Học)
Những hoạt động như gặt lúa vùng cao, giã gạo, múa sênh tiền được nhóm sinh viên Mông tỉnh Lào Cai đan xen vào tiết mục văn nghệ một cách độc đáo. (Ảnh: Viết Học)

Một trong những nội dung quan trọng của sự kiện là Talkshow “Văn hóa Khèn Mông”, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống “Khèn Mông” của dân tộc Mông cũng như chia sẻ rõ hơn về những giới hạn của âm nhạc truyền thống dân tộc Mông tới với đại đa số giới trẻ ngày nay. 

Buổi Talkshow có sự góp mặt của chú Vàng Chá Tháo - Chủ tịch Hội nghệ nhân huyện Đồng Văn; Nghệ sĩ, Nhạc sĩ Âm nhạc truyền thống Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nghệ sĩ, Giám tuyển, Giám đốc nghệ thuật tại Lên Ngàn. 

Trong buổi nói chuyện, những thắc mắc của khán giả về Khèn Mông được 3 vị khách mời giải đáp, đồng thời bày tỏ những mong muốn của người làm âm nhạc truyền thống tới người trẻ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc. (Ảnh: Viết Học)
Trong buổi nói chuyện, những thắc mắc của khán giả về Khèn Mông được 3 vị khách mời giải đáp, đồng thời bày tỏ những mong muốn của người làm âm nhạc truyền thống tới người trẻ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc. (Ảnh: Viết Học)
Cự Thị Bảo Châu (19 tuổi) - Phó Ban tổ chức Tết Mông xuống phố 2024, sinh viên năm thứ hai ngành Giáo dục Tiểu học - Trường đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: BTC)
Cự Thị Bảo Châu (19 tuổi) - Phó Ban tổ chức Tết Mông xuống phố 2024, sinh viên năm thứ hai ngành Giáo dục Tiểu học - Trường đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: BTC)

"Khó khăn lớn nhất của người làm chương trình “Tết Mông xuống phố” là kinh phí tổ chức sự kiện, bởi vì chúng tôi đều đang là sinh viên vì vậy mà chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như gặp nhiều hạn chế về việc kêu gọi tài trợ. Nhưng đổi lại, chúng tôi có lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và có tham vọng giữ gìn, bảo tồn những phong tục, nét đẹp văn hoá, bản sắc của dân tộc", Bảo Châu tâm sự. 

Bên cạnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sự kiện bố trí những gian hàng mang bản sắc dân tộc Mông, đầy đủ các trang phục của các vùng miền riêng. Khán giả tham gia sự kiện được dịp mặc lên mình những bộ thổ cẩm bắt mắt, đậm đà bản sắc dân tộc Mông. (Ảnh Viết Học)
Bên cạnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sự kiện bố trí những gian hàng mang bản sắc dân tộc Mông, đầy đủ các trang phục của các vùng miền riêng. Khán giả tham gia sự kiện được dịp mặc lên mình những bộ thổ cẩm bắt mắt, đậm đà bản sắc dân tộc Mông. (Ảnh Viết Học)

Sự kiện “Tết Mông xuống phố” năm 2024 là một hoạt động văn hóa thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Hà Nội, du khách trong nước và quốc tế; đồng thời là hoạt động bổ ích nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc Mông qua sự năng động và sáng tạo của nhóm sinh viên Mông Hà Nội. 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN