Tọa đàm văn học: “SÁNDOR MÁRAI - MỘT SỐ PHẬN VĂN CHƯƠNG NHIỀU THỬ THÁCH”

(Sóng Trẻ) – Chiều ngày 29/9, tại Không gian văn hóa Đông Tây (99 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) đã diễn ra Tọa đàm văn học “SÁNDOR MÁRAI - MỘT SỐ PHẬN VĂN CHƯƠNG NHIỀU THỬ THÁCH”. Buổi tọa đàm có sự góp mặt của dịch giả Giáp Văn Chung, nhà văn Hungagy János Lackfi, nhà phê bình văn học Trương Đăng Dung và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.

Nhân dịp tái bản “Những ngọn nến cháy tàn” và sự có mặt của các nhà văn Hungary, dịch giả Giáp Văn Chung (người dịch Những ngọn nến cháy tàn), tọa đàm SÁNDOR MÁRAI - MỘT SỐ PHẬN VĂN CHƯƠNG NHIỀU THỬ THÁCH được tổ chức như là một lời tri ân tới Sándor Márai - nhà văn Hungary nhưng gần gũi với người Việt Nam qua nhiều tác phẩm đã được chuyển ngữ và cũng là một dịp để độc giả có thể giao lưu với các diễn giả, chuyên gia về một trong những văn hào lớn của chấu Âu thế kỉ XX. 

Buổi toạ đàm được tổ chức với mục đích mang lại cho độc giả những thông tin về nhà văn Sándor Márai  cũng như hiểu rõ hơn nội dung cuốn sách “Những ngọn nến cháy tàn” của ông. Tại đây, các nhà văn, nhà phê bình cùng nhau nói về những hiểu biết của mình đối với nền văn học Hungary và cùng nhau phân tích, ngợi ca sự nghiệp văn chương của tác giả cuốn “Những ngọn nến cháy tàn”. 

0e93e93ef_1.jpg

Đại sứ Hungary phát biểu tại buổi tọa đàm 

Cùng góp mặt trong buổi tọa đàm còn sự hiện diện của ngài Đại sứ Hungary tại Việt Nam. Nhân dịp đến với Không gian văn hóa Đông – Tây, Đại sứ chia sẻ: “Một niềm vui rất lớn đối với chúng tôi là văn học Hungary đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Chúng tôi coi việc giới thiệu văn học Hungary ở Việt Nam là rất quan trọng và chúng tôi cũng muốn được giới thiệu văn học Việt Nam ở Hungary. Tôi mong rằng sắp tới sẽ có nhiều hoạt động như thế này được tổ chức. Chúng tôi cũng vô cùng cảm ơn những dịch giả đã giúp những cuốn văn học kinh điển của Hungary đến với bạn đọc Việt Nam”.

0e93e93ef_2.jpg

Nhà phê bình văn học Trương Đăng Dung chia sẻ thông tin, hiểu biết về văn học Hungary

Trong buổi tọa đàm, các diễn giả cũng đã đem đến cho bạn đọc rất nhiều thông tin bổ ích về nền văn học Hungary. Đất nước Hungary chỉ có khoảng 10 triệu dân nhưng lại có đến 15 giải Nobel về các lĩnh vực. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Hungary nằm trong vùng tập trung tư tưởng văn hóa, trí tuệ của châu Âu. Ở đó, những kiến thức triết học, văn học đều vô cùng có giá trị với châu Âu nói riêng và với nhân loại nói chung. Trong các cuộc xâm lăng, các nhà văn bản địa luôn cố gắng bảo vệ dân tộc qua cách giữ gìn ngôn ngữ dân tộc của mình. “Những ngọn lửa cháy tàn” là một cuốn sách rất tài tình của nhà văn Márai Sándor. Cuốn sách này đã được tái bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có tiếng Việt. Đây là cuốn sách được đọc nhiều nhất ở Hungary và nhiều nước trên thế giới. Nội dung cuốn sách kể về hai người bạn gặp nhau sau 41 năm xa cách, tưởng chừng họ ngồi lại và thanh toán nhau nhưng câu chuyện của họ là sự chất vấn, dãi bày về tình bạn, tình yêu, lòng thủy chung và sự phản bội. Cuốn sách không chỉ nói về tình bạn mà sâu xa hơn là nói về đạo đức xã hội và đã được tác giả kể lại với bút pháp mang hơi hướng cổ điển, ngắn gọn, sâu sắc, nhưng hấp dẫn”. 

0e93e93ef_3.jpg
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên phát biểu 

Dịch giả Giáp Văn Chung – người dịch cuốn sách - một người góp phần bắc nhịp cầu văn hóa Hungary - Việt Nam, cho biết: “Nhà văn Márai Sándor sinh năm 1900 và mất năm 1989. Ông là một người tài hoa, vừa là nhà thơ, nhà văn, vừa là người viết kịch bản, dịch thuật… Trong cuộc đời của mình, ông đã để lại khoảng 100 đầu sách. Các tác phẩm của ông chủ yếu là tiểu thuyết và mỗi cuốn tiểu thuyết đều có một giá trị và một sức nặng nhất định. Tuy nhiên, cuộc đời của nhà văn gặp rất nhiều khó khăn, ông phải sống một cuộc sống tha hương. Tác phẩm “Những ngọn nến cháy tàn” được ông viết năm 1938. Chỉ bằng câu chữ, ông đã có thể khắc họa những thứ vô cùng có giá trị về cuộc sống này”.

0e93e93ef_4.jpg

Độc giả đặt câu hỏi cho các khách mời của tọa đàm

Trong buổi tọa đàm, dịch giả, các nhà phê bình văn học đều cho rằng: để dịch được một cuốn sách không phải là dễ dàng. Người viết văn có thể thoải mái viết ra những thứ mà mình nghĩ, mình muốn đưa tới độc giả. Nhưng một người dịch giả thì không thể tùy ý dịch theo giọng văn của mình mà luôn phải bám sát ý của nhà văn. Họ luôn phải dịch trong một khuôn để không làm mất đi giọng văn của tác giả cũng như mạch văn của tác phẩm nhưng vẫn làm sao phải dễ hiểu, sát thực. 
Tại buổi tọa đàm, nhà văn János Lackfi cũng đã bày tỏ những cảm nhận thú vị khi đến Việt Nam. Nài ra ông cũng có một số chia sẻ, sự thán phục đối với nhà văn Márai Sándor – tác giả cuốn sách “Những ngọn nến cháy tàn”.

0e93e93ef_5.jpg

Nhà văn János Lackfi chia sẻ cảm nhận thú vị khi đến Việt Nam và dịch giả Giáp Văn Chung là người phiên dịch

270309787_6.jpg

Độc giả xin chữ kí của dịch giả Giáp Văn Chung

Cuối buổi tọa đàm, có rất nhiều độc giả đến xin chữ kí của dịch giả Giáp Văn Chung. Buổi tọa đàm diễn ra trong vòng 120 phút đã mang đến cho người đọc rất nhiều thông tin về cuộc đời sự nghiệp của Márai Sándor và cuốn sách “Những ngọn nến cháy tàn” của ông. Nài ra, qua buổi giao lưu độc giả còn có thể hiểu được thêm về công việc và những khó khăn của một nhà dịch giả khi dịch những tác thẩm văn chương nổi tiếng. 

Chu Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN