Thành phố như bị bỏ hoang – hình ảnh nước Ý trong ngày đầu tiên phong tỏa

(Sóng trẻ) - Với lệnh phong tỏa trên toàn quốc, cấm tụ tập đông người vì virus corona, khung cảnh nước Ý đã thay đổi hoàn toàn so với những ngày trước. 

Các hoạt động bị phong tỏa trên toàn nước Ý, bao gồm tất cả các sự kiện công cộng, các dịch vụ tôn giáo (kể cả đám tang hoặc đám cưới), đóng cửa trường học và không gian công cộng. Hàng trăm chỗ ngồi trống trải tại quảng trường Thánh Peter - Vatican sau khi quảng trường chính thức đóng cửa du lịch từ thứ ba.

Giống như nhiều người khác, Giáo hoàng cũng ở trong nhà thờ và ông yêu cầu các linh mục phải hỏi thăm những người bị ảnh hưởng bởi virus corona trong buổi livestream hằng ngày tại nơi ở riêng của mình.

0f9c7d37f_cap_vo_chong.jpg

Một cặp vợ chồng nhìn vào quảng trường Thánh Peter, nơi đã đóng cửa vào thứ ba sau khi sắc lệnh hạn chế đi lại trên khắp Ý được ban hành 

Lydia Carelli, một thực tập sinh 26 tuổi tại Tòa án tối cao Ý ở Rome chia sẻ: "Đây là tình cảnh kỳ lạ nhất mà tôi từng trải qua, giống như thời chiến tranh vậy." Cô cho biết gia đình muốn cô trở về quê nhà ở Napoli, trong trường hợp sức khỏe ổn định và không bị mắc bệnh do virus.

Carelli nói thêm: Mọi người vẫn làm phần việc của mình và các lớp học của cô phải diễn ra trực tuyến. "Tôi nghĩ tất cả những điều này là cần thiết, mọi người phải tuân theo sự chỉ định từ nhà chức trách.”

0f9c7d37f_quang_truong.jpg

Quảng trường San Marco ở Venice không một bóng người vào thứ hai, sau khi nước Ý thi hành các biện pháp để hạn chế người dân đi lại, cố gắng ngăn chặn dịch bệnh tồi tệ ở châu Âu nói chung

Từ nước Anh bay tới Rome trong kỳ nghỉ của mình, Adrian Toll cho biết các điểm du lịch chính đều vắng khách. "Tất cả các quảng trường, nhà hàng hoàn toàn vắng vẻ. Không có ai xung quanh. Tôi cảm thấy rằng người Ý thực sự đang vật lộn với cuộc khủng hoảng này", ông nói.

Tại Rome, giờ giới nghiêm lúc 6 giờ chiều bắt đầu có hiệu lực từ thứ ba, các nhà hàng và quán bar, nơi luôn làm cho thành phố trở nên sống động vào buổi tối, đều đã bị đóng cửa. Chỉ có một vài xe buýt chạy dọc theo các tuyến đường lớn của thành phố. Cảnh sát xuất hiện khi ai đó được nhìn thấy là đang đi bộ trên phố, một số đi đến các siêu thị vẫn mở cửa để mua đồ cho nhu cầu hàng ngày.

Ứng dụng giao đồ ăn Deliveryoo đã gửi một tin nhắn tới những người đăng ký, với tiêu đề "Ở nhà: Deliveryoo đang hoạt động". Họ nói rằng sẽ tiếp tục giao bữa ăn từ một số nhà hàng sau giờ giới nghiêm. Ứng dụng Just Eat cũng xuất hiện để nhận đơn đặt hàng từ các nhà hàng quen thuộc của họ.

"Mọi người hành động bất hợp lý"

Bà Filomena Gasparri, một người về hưu 82 tuổi sống ở vùng núi Abruzzo, phía đông Rome, nói rằng mọi người đều cảm thấy "căng thẳng". Bà cho biết: "Tôi đã sống sót trong Thế chiến II, lúc đó tôi là một cô gái, nhưng tình huống này vẫn là một cú sốc với tôi vì tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng như này… Tôi lo lắng vì không biết khi nào điều này sẽ kết thúc. Tôi không được tự do làm bất cứ điều gì mình muốn, cảm thấy như một người sống ẩn dật vậy."

Còn chồng của bà, Emidio, 86 tuổi, nói rằng việc đưa ra lệnh phong tỏa trên toàn quốc là đúng, bao gồm cả việc đóng cửa khu trượt tuyết ở thị trấn Rivisondoli, nơi ông sinh sống. "Phần lớn mọi người có hành động bất hợp lý như tìm kiếm nơi ẩn náu ở Abruzzo vì nghĩ rằng (virus corona) sẽ không bao giờ đến vùng núi này. Thậm chí, môt số thanh niên còn cho rằng đây chỉ bệnh của người già và họ vẫn tiếp tục ôm hôn như không có chuyện gì xảy ra và thế là virus tiếp tực lây lan”, ông Emidio chia sẻ.

Tính đến ngày 13 tháng 3, tại Ý đã có hơn 15.000 trường hợp nhiễm virus corona và hơn 1.000 trường hợp tử vong. Nước Ý hiện được cho là tâm dịch thứ 2 của thế giới, sau Trung Quốc.

0f9c7d37f_canh_sat_va_binh_linh.jpg

Các sĩ quan cảnh sát và binh sĩ kiểm tra hành khách rời khỏi ga tàu chính của Milan sau khi chuyến đi bị hủy bỏ

Thủ tướng Giuseppe Conte tuyên bố trong một cuộc họp báo vào tối thứ hai rằng "vùng đỏ" đang mở rộng từ miền bắc nước Ý đến toàn bộ đất nước. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất phía bắc là vùng Bologna, nơi đang phải vật lộn chống chọi với bệnh dịch. Một điều phối viên trong hoạt động chăm sóc tích cực, ông Antonio Pesenti cảnh báo rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của khu vực này đang suy sụp.”

Ở Sestri Levante, miền bắc nước Ý, Alex Roggero, một nhiếp ảnh gia đã bị mắc kẹt trong khi cố gắng tiếp cận cha mẹ già bị bệnh và phải cách ly. Ông cho biết: "Chúng tôi đang bị cô lập hoàn toàn. Tôi có thể thấy một vài người đi bộ xung quanh nhưng họ không được phép tiếp cận”. Trên khắp nước Ý, mọi người đang cố gắng đàm phán về các biện pháp hạn chế đang được áp dụng do những bất cập mà các biện pháp này đặt ra. Alex Roggero lo ngại về việc virus lây lan xuống phía nam, "nơi mọi thứ không hoạt động tốt" và cho rằng chính phủ nên hành động sớm hơn để xây dựng bệnh viện.

0f9c7d37f_dau_bep.jpg

Nhân viên của cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng của thành phố Gerla đeo mặt nạ hô hấp trong khi nấu ăn.

Nài ra, Alex Roggero khẳng định: "Châu Âu chưa chuẩn bị cho dịch bệnh này. Chúng tôi là một nền dân chủ nên không thể thực hiện các biện pháp hà khắc mà Trung Quốc đã làm. Người Ý chúng tôi luôn nghĩ rằng con số mắc bệnh trong thực tế cao hơn nhiều.”

Các chủ doanh nghiệp đang đặt ra nhiều quy tắc nhằm tuân thủ yêu cầu của chính phủ về khoảng cách tối thiểu là một mét (ba feet) giữa mọi người với nhau ở nơi công cộng.

62852036b_phuc_vu_don_ban.jpg

Một người phục vụ đặt lại bàn cho phù hợp với khoảng cách quy định trong môt nhà hàng trên con đường vắng ở Venive, Ý
Một số siêu thị và hiệu thuốc chỉ phục vụ lượng ít khách hàng tại một thời điểm nhất định để duy trì không gian ngăn cách đủ lớn giữa họ.

Bộ Kinh tế nước này cũng cho biết các khoản thanh toán thế chấp sẽ bị đình chỉ vào hôm thứ ba. Thông tin chi tiết về việc đình chỉ sẽ được công bố vào thứ ba hoặc thứ tư, người phát ngôn của Bộ cho biết.

Trên khắp nước Ý, chỉ các trường hợp vì lý do kinhh doanh hoặc sức khỏe mới được phép di chuyển và cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra các trường hợp di chuyển đó trên đường cao tốc và xe lửa. Sân bay vẫn mở, nhưng một số hãng hàng không đã hủy các chuyến bay quốc tế.

0f9c7d37f_khoi_nha_tu.jpg

Khói bốc lên từ tầng thượng của nhà tù Regina Coeli ở trung tâm Rome sau các cuộc biểu tình ở ít nhất 22 nhà tù, khiến 11 tù nhân chết

Các hạn chế trên được đưa ra sau một ngày các cuộc bạo loạn diễn ra tại 22 nhà tù trên khắp nước Ý, với 11 tù nhân bị giết, 50 người trốn thoát và lính canh bị bắt cóc, du khách bị cấm du lịch trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus. Bộ trưởng Bộ Tư pháp của nước này nói rằng ba tù nhân được tìm thấy đã chết vào sáng thứ ba trong nhà tù Rieti, có thể do đã uống thuốc đánh cắp từ nhà thuốc của nhà tù trong cuộc bạo loạn hôm thứ hai.

Mở rộng các biện pháp chống dịch tại Châu Âu

Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu xác nhận rằng mọi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đều có trường hợp nhiễm bệnh do virus corona gây ra. Nghị viện EU tuyên bố sẽ hủy bỏ tất cả các hoạt động không thực sự quan trọng.

Tây Ban Nha bước vào "giai đoạn ngăn chặn gia cố". Các hoạt động được thực hiện bao gồm đóng cửa tất cả các trường học, vườn ươm và trường đại học trong 15 ngày. 

Các giải bóng đá đang bị hạn chế trên khắp châu Âu. La Liga của Tây Ban Nha xác nhận rằng các trận đấu sẽ được chơi ở các sân đấu được đóng kín cửa trong ít nhất hai tuần. Serie A của Ý bị đình chỉ cho đến ngày 3/4, Ligue 1 của Pháp sẽ chơi các trận đấu cũng trong các sân đấu được đóng kín cửa hoặc với tối đa 1.000 khán giả cho đến ngày 15 tháng 4; Bundesliga của Đức sẽ tổ chức các trận đấu mà không có người xem.

Tất cả các cuộc tụ họp đông người ở Ba Lan sẽ bị tạm ngưng, các trường học ở Cộng hòa Séc sẽ đóng cửa từ thứ tư và Ireland đã hủy bỏ các cuộc diễu hành Ngày Thánh Patrick.

Virus corona cũng đang lan nhanh trên khắp nước Mỹ với hơn 2000 trường hợp bị nhiễm và gần 50 trường hợp tử vong. Nhiều trường đại học và cao đẳng đã chuyển sang học trực tuyến; các công ty bao gồm Amazon và Boeing đã yêu cầu nhân viên ở các khu vực bị nhiễm vi rút làm việc tại nhà.

Hiện nay, trên toàn thế giới đã có hơn 140.000 người nhiễm và hơn 5.000 người chết do virus corona gây ra. Trong đó, Trung Quốc, đất nước khởi đầu của dịch bệnh có số lượng người nhiễm và tử vong cao nhất; tiếp sau đó là Ý, Iran, Hàn Quốc…

Đắc Quang (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN